Rối loạn chuyển động hay chuyển động nghịch thường của dây thanh âm hoặc rối loạn chức năng dây thanh được định nghĩa là hiện tượng dây thanh âm đóng lại ở thì hít vào và mở ra ở thì thở ra; gây tắc nghẽn đường thở khi và tiếng rít ở thì hít vào thường bị nhầm lẫn với bệnh hen.
Liệt dây thanh (một bên và hai bên) được bàn luận ở phần khác. Đánh giá tổng thể bệnh nhân có tiếng rít được bàn luận ở phần khác.
Rối loạn chức năng dây thanh xảy ra phổ biến hơn ở phụ nữ tuổi từ 20 đến 40. Nguyên nhân không rõ ràng, nhưng dường như nó liên quan đến lo lắng, trầm cảm, rối loạn căng thẳng sau chấn thương và rối loạn nhân cách. Đây không được coi là một rối loạn nhân tạo (nghĩa là bệnh nhân không tạo ra triệu chứng này một cách có ý thức).
Triệu chứng thường là thở rít thì hít vào và thở khò khè nhẹ thì thở ra. Các biểu hiện khác bao gồm khàn giọng, đau họng, cảm giác nghẹt thở, và ho (1).
Chẩn đoán được gợi ý bởi một mô hình đặc trưng trên kiểu hình đường cong lưu lượng - thể tích. Chẩn đoán xác định bằng cách quan sát hiệu tượng dây thanh đóng trong thì hít vào qua nội soi thanh quản. Đôi khi chẩn đoán rối loạn chức năng của dây thanh chỉ được nghĩ đến sau khi bệnh nhân bị chẩn đoán nhầm là hen và không đáp ứng với thuốc giãn phế quản hoặc corticosteroid.
Tài liệu tham khảo chung
1. Christopher KL. Wood, II RP, Eckert RC, et al: Vocal-cord dysfunction presenting as asthma. N Engl J Med 308: 1566–1570, 1983. doi: 10.1056/NEJM198306303082605
Điều trị rối loạn chức năng dây thanh âm
Giáo dục và tư vấn
Điều trị rối loạn chức năng dây thanh bao gồm
Giáo dục bệnh nhân về bản chất của vấn đề
Tư vấn từ chuyên gia về ngôn ngữ về kỹ thuật thở đặc biệt, như thở dốc, có thể làm giảm các cơn khó thở và thở rít.
Bệnh hiếm gặp, ca nặng được điều trị bằng mở khí quản.
Rối loạn chức năng dây thanh liên quan đến chẩn đoán tâm thần thường bị không đáp ứng với những biện pháp điều trị này. Việc giới thiệu đi làm liệu pháp tâm lý được chỉ định trong những trường hợp này.