Ung thư thanh quản

TheoBradley A. Schiff, MD, Montefiore Medical Center, The University Hospital of Albert Einstein College of Medicine
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 9 2024

Trường hợp ung thư thanh quản là ung thư biểu mô vẩy. Hút thuốc, uống rượu quá mức, tình trạng kinh tế xã hội thấp hơn, nam giới và > 60 tuổi làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Thông thường không khó chẩn đoán sớm với các khối u dây thanh quản vì tình trạng khàn giọng xuất hiện sớm. Tuy nhiên, các khối u trên dây thanh âm (nằm phía trên dây thanh quản) và các khối u dưới dây thanh âm (nằm dưới dây thanh quản) thường biểu hiện ở giai đoạn tiến triển vì chúng có thể không có triệu chứng trong một khỏang thời gian dài hơn. Chẩn đoán dựa trên nội soi thanh quản và sinh thiết. Điều trị khối u giai đoạn sớm bằng phẫu thuật hoặc xạ trị. Các khối u giai đoạn tiến triển thường được điều trị bằng hóa trị và xạ trị. Phẫu thuật được dành cho điều trị cứu vãn hoặc những tổn thương có thể được bằng mở rộng thanh quản hoặc phá huỷ sụn. Cần thiết lập lại khả năng nói là cần thiết nếu cắt bỏ toàn bộ thanh quản.

(Xem thêm Tổng quan về u xương khớp.)

Ung thư biểu mô tế bào vẩy là loại ung thư phổ biến nhất của thanh quản. Ở Hoa Kỳ, bệnh này phổ biến gấp 4 lần ở nam giới và phổ biến hơn ở những người có địa vị kinh tế xã hội thấp. Trên 95% số bệnh nhân hút thuốc lá; 15 năm-bao hút thuốc làm tăng nguy cơ gấp 30 lần. Tỷ lệ mắc ung thư thanh quản ước tính là 12.650 ca mới vào năm 2024; số ca mới mắc hàng năm đang giảm, đặc biệt là ở nam giới, nguyên nhân chủ yếu là do thói quen hút thuốc thay đổi. Số ca tử vong hàng năm ước tính là 3.880 trong năm 2024 (1).

Bốn mươi chín phần trăm bệnh nhân chỉ có bệnh tại chỗ; 28% có bệnh tại chỗ và bệnh di căn hạch khu vực; và 16% có di căn; và 7% không được phân loại (2). Di căn hạch phổ biến hơn ở các khối u trên thanh môn và khối u dưới thanh môn so với ung thư thanh môn do tình trạng thoát bạch huyết của thanh môn rất ít và do các khối u thanh môn gây ra các triệu chứng sớm hơn. Di căn xa xảy ra hay gặp nhất là ở phổi và gan.

Các vị trí nguyên phát hay gặp là ngay tại dây thanh âm (glottis) và thượng thanh môn. Khu vực ít phổ biến nhất là vùng dưới dây thanh âm, nơi chỉ có 1% ung thư thanh quản ban đầu xuất phát. U nhú dạng hột cơm, một biến thể hiếm gặp của ung thư biểu mô tế bào vẩy, thường xuất hiện ở vùng dây thanh âm và có tỷ lệ sống sót tốt hơn so với ung thư biểu mô tế bào vẩy bình thường.

Tài liệu tham khảo chung

  1. 1. Siegel RL, Giaquinto AN, Jemal A. Cancer statistics, 2024 [published correction appears in CA Cancer J Clin. Tháng 3-Tháng 4 năm 2024;74(2):203. doi: 10.3322/caac.21830]. CA Cancer J Clin 2024;74(1):12-49. doi:10.3322/caac.21820

  2. 2. National Cancer Institute: Surveillance, Epidemiology, and End Results Program: Cancer Stat Facts: Laryngeal Cancer. Laryngeal Cancer — Cancer Stat Facts Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2024

Triệu chứng và dấu hiệu Ung thư thanh quản

Các triệu chứng và dấu hiệu của ung thư thanh quản khác nhau tùy theo phần thanh quản liên quan.

Bệnh nhân ung thư thanh quản trên thường có biểu hiện khó nuốt; các triệu chứng phổ biến khác bao gồm tắc nghẽn đường thở, đau tai, phát triển khối u ở cổ. Khàn giọng là triệu chứng muộn phổ biến của ung thư thanh quản. Những bệnh nhân có những triệu chứng này nên được nội soi thanh quản trực tiếp ngay lập tức.

Trong ung thư thanh quản, khàn giọng thường xảy ra ở giai đoạn đầu.

Bệnh nhân bị ung thư dưới dây thanh âm thường có biểu hiện tắc nghẽn đường thở, và khàn giọng là triệu chứng muộn.

Chẩn đoán Ung thư thanh quản

  • Nội soi thanh quản

  • Mổ nội soi và sinh thiết

  • Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh để chẩn đoán giai đoạn

Tất cả bệnh nhân có khàn giọng > 2 đến 3 tuần nên được khám thanh quản bởi các bác sĩ chuyên về vùng đầu cổ. Một số bác sĩ lâm sàng sử dụng gương để đánh giá thanh quản, nhưng thông thường nhất là sử dụng ống soi mềm. Bất kỳ tổn thương nào phát hiện đều cần được đánh giá thêm, thường là nội soi và sinh thiết, và đồng thời đánh giá các ung thư cùng xuất hiện tại đường hô hấp trên và đường tiêu hóa. Tỷ lệ mắc khối u nguyên phát thứ hai đồng thời có thể lên tới 10% (1).

Bệnh nhân được xác định mắc ung thư biểu mô thường được chụp CT cổ có thuốc cản quang và chụp X-quang ngực hoặc CT ngực. Hầu hết các bác sĩ lâm sàng cũng chỉ định làm PET cổ và ngực tại thời điểm chẩn đoán.

Tài liệu tham khảo chẩn đoán

  1. 1. de Vries N, Snow GB. Multiple primary tumours in laryngeal cancer. J Laryngol Otol 1986;100(8):915-918. doi:10.1017/s0022215100100313

Phân giai đoạn Ung thư thanh quản

Với mục đích phân loại giai đoạn lâm sàng, thanh quản được chia thành 3 vùng: trên nắp thanh môn, và thanh môn và dưới thanh môn (1). Ung thư thanh quản được phân loại theo kích thước và vị trí của khối u nguyên phát (T), số lượng và kích thước di căn đến các hạch bạch huyết cổ (N) và bằng chứng di căn xa (M). Có N loại riêng biệt cho các loại ung thư liên quan đến HPV và không liên quan đến HPV. Kết quả CT, MRI, hoặc cả hai, và đặc biệt là PET/CT thường cần đến để phân loại giai đoạn bệnh.

Giai đoạn lâm sàng (cTNM) dựa trên kết quả khám lâm sàng và các xét nghiệm được thực hiện trước khi phẫu thuật. Phân loại giai đoạn bệnh lý (pTNM) dựa trên đặc điểm bệnh lý của khối u nguyên phát và số hạch dương tính được tìm thấy trong quá trình phẫu thuật.

Tổn thương xâm lấn hạch được kết hợp vào loại "N" cho ung thư di căn đến các hạch vùng cổ. Chẩn đoán lâm sàng của việc xân lấn ngoài hạch thể dựa trên việc tìm kiếm bằng chứng của việc xâm lấn ngoài hạch trong quá trình khám lâm sàng cùng với các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh. Mô bệnh học xâm lấn ngoài hạch được định nghĩa là bằng chứng mô học của khối u trong một hạch bạch huyết kéo dài qua các nang bạch huyết vào mô liên kết xung quanh, có hoặc không có phản ứng mô đệm.

Tài liệu tham khảo giai đoạn về phân giai đoạn

  1. 1.  Amin MB, Edge S, Greene F, Byrd DR, et al: American Joint Committee on Cancer (AJCC) Cancer Staging Manual, 8th edition. New York, Springer, 2017; AJCC Cancer Staging Form Supplement, 2018.

Điều trị Ung thư thanh quản

  • Giai đoạn sớm (T1 và T2): Phẫu thuật hoặc xạ trị

  • Tiến triển trung bình (T3): Xạ trị và đôi khi hóa trị liệu

  • Tiến triển (T4): Phẫu thuật (thường là sau khi được xạ trị và đôi khi hóa trị liệu) hoặc đôi khi hóa trị liệu và xạ trị

Phương pháp điều trị khác nhau tùy theo vị trí giải phẫu (tức là thượng thanh môn, thanh môn, hạ thanh môn) và giai đoạn (1).

Ung thư trên thanh môn

Ung thư trên thanh âm giai đoạn sớm có thể được điều trị hiệu quả bằng xạ trị hoặc cắt bỏ thanh quản một phần. Sự cắt bỏ bằng Laser đã cho thấy thành công ở những trường hợp ung thư thượng thanh môn loại biểu mô tế bào vẩy ở giai đoạn sớm và ít có những thay đổi chức năng sau phẫu thuật. Nếu ung thư giai đoạn tiến triên hơn nhưng không ảnh thực sự hưởng đến dây thanh âm, thì có thể thực hiện việc cắt bỏ thanh quản một phần ở phần trên để bảo vệ cơ vòng và cơ thắt thanh môn. Nếu dây thanh thật cũng bị ảnh hưởng, cần phải phẫu thuật cắt lọc chọn lọc thanh quản hoặc phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ nếu phẫu thuật được lựa chọn.

Hầu hết các trường hợp ung thư thanh quản giai đoạn tiến triển ban đầu được điều trị bằng hóa trị và xạ trị. Vùng trên thanh môn có một mạng lưới bạch huyết phong phú, vì vậy ở tất cả các bệnh nhân ung thư vùng trên thanh môn, phải được điều trị bằng phẫu thuật, xạ trị hoặc cả hai ở cổ.

Ung thư thanh môn

Ung thư thanh môn giai đoạn sớm được điều trị bằng cắt bỏ bằng laser, xạ trị, hoặc đôi khi phẫu thuật mở cắt thanh quản. Phẫu thuật tia laser qua nội soi và xạ trị thường giữ được tiếng nói bình thường và bảo tồn chức năng sau điều trị và có tỷ lệ chữa khỏi tương tự nhau. Việc phẫu thuật hay xạ trị được sử dụng để điều trị ung thư thanh quản giai đoạn đầu thường phụ thuộc vào vị trí tổn thương ở thanh quản, sở thích của bệnh nhân và cơ sở điều trị.

Đối với ung thư biểu mô thanh môn tiến triển vừa phải, được xác định là do dây thanh âm không di động hoặc lan rộng ra lưỡi, hầu hết bệnh nhân được điều trị bằng cả hóa trị và xạ trị. Nếu bệnh nhân có biểu hiện khối u lan ra ngoài thanh quản hoặc xâm lấn sụn, phẫu thuật cắt thanh quản sẽ cho kết quả điều trị ung thư tốt nhất; phẫu thuật cắt thanh quản thường là cắt toàn bộ, nhưng có thể sử dụng phương pháp cắt bỏ bằng tia laser qua nội soi hoặc cắt thanh quản mở một phần trong một số trường hợp. Cắt bỏ toàn bộ thanh quản cũng thường được sử dụng cho các tình huống u lan rộng tại chỗ; tuy nhiên, phẫu thuật nội soi hoặc phẫu thuật mở, cắt thanh quản một phần đôi khi có thể được sử dụng trong những tình huống này.

Ung thư dưới thanh môn

Ung thư biểu mô dưới thanh môn giai đoạn sớm hiếm khi được điều trị bằng phẫu thuật nội soi vì vậy xạ trị là phương pháp điều trị chính. Đối với các tổn thương dưới thanh môn tiên tiến hơn hoặc tổn thương di căn, hóa trị là tiêu chuẩn chăm sóc trừ khi có sự lan rộng ra bên ngoài thanh quản hoặc xâm lấn sụn trong trường hợp cắt toàn bộ thanh quản cho kết quả tốt nhất.

Phục hồi chức năng

Phục hồi chức năng có thể được thực hiện sau khi điều trị bằng phẫu thuật hoặc không phẫu thuật. Các vấn đề về nuốt rất quan trọng sau khi hóa trị liệu và xạ trị và có thể cần phải làm giãn thực quản, điều trị nuốt, hoặc trong trường hợp nặng, có thể phẫu thuật thay thế họng hoặc dinh dưỡng qua ống thông dạ dày. Việc nuốt cũng bị ảnh hưởng bởi phẫu thuật và có thể cần đến liệu pháp nuốt hoặc làm giãn nở thực quản.

Mặt khác, giọng nói cũng bị ảnh hưởng bởi phẫu thuật. Sau khi phẫu thuật cắt toàn bộ thanh quản, bệnh nhân cần tạo ra một giọng nói mới bằng cách

  • Giọng thực quản

  • Mở thông khí quản thực quản

  • Thanh quản điện tử

Trong cả 3 kỹ thuật, âm thanh được khớp nối thành lời nói của họng, vòm miệng, lưỡi, răng và môi.

Giọng nói thực quản liên quan đến việc đưa không khí vào thực quản trong quá trình hít vào và dần dần đẩy không khí ra qua chỗ nối thanh thực quản.

Tạo một lỗ thông qua thanh thực quản liên quan đến việc đặt một van một chiều giữa khí quản và thực quản để tạo điều kiện cho việc dễ dàng phát âm. Van này kích hoạt không khí vào thực quản trong quá trình thở ra để tạo ra âm thanh. Bệnh nhân được phục hồi chức năng về thể chất, liệu pháp tập nói, tập luyện thích hợp trong việc duy trì, sử dụng van này và phải được cảnh báo trước khả năng có thể hít phải thức ăn, chất lỏng và chất bài tiết.

Thanh quản điện tử là một nguồn âm thanh được sử dụng pin được giữ trên cổ để tạo ra âm thanh. Mặc dù nó mang một sự kỳ thị xã hội cho nhiều bệnh nhân, nhưng nó có ưu điểm là có thể hoạt động ngay lập tức, ít hoặc không phải tập luyện.

Tài liệu tham khảo về điều trị

  1. 1. National Cancer Institute: Laryngeal Cancer Treatment (PDQ®)–Health Professional Version. Cập nhật tháng 2 năm 2024.

Tiên lượng Ung thư thanh quản

Tỷ lệ thời gian sống thêm tương đối 5 năm của bệnh nhân ung thư thanh quản là 61% (1). Ung thư biểu mô thanh quản giai đoạn đầu có tỷ lệ của thời gian sống thêm 5 năm là 85% đến 95% (2). Bệnh nhân có biểu hiện bệnh hạch khu vực có tỷ lệ của thời gian sống thêm tương đối 5 năm là 48% và những bệnh nhân có biểu hiện di căn xa có tỷ lệ của thời gian sống thêm tương đối 5 năm là 34%. (2).

Tài liệu tham khảo về tiên lượng

  1. 1. National Cancer Institute: Surveillance, Epidemiology, and End Results Program: Cancer Stat Facts: Laryngeal Cancer. Laryngeal Cancer — Cancer Stat Facts Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2024

  2. 2. Chen JJ, Stessin A, Christos P, et al: Differences in survival outcome between stage I and stage II glottic cancer: A SEER-based analysis. Laryngoscope 125(9):2093-2098, 2015 doi:10.1002/lary.25338

Những điểm chính

  • Khàn giọng là triệu chứng phổ biến báo hiệu sớm ở bệnh ung thư vùng thanh môn nhưng là một triệu chứng muộn cho ung thư trên và dưới thanh môn.

  • Tất cả bệnh nhân có khàn giọng > 2 đến 3 tuần nên được khám thanh quản bởi các bác sĩ chuyên về vùng đầu cổ.

  • Bệnh nhân cần được chụp CT vùng cổ có tiêm thuốc cản quang và thường chụp PET/CT cho giai đoạn tiến triển.

  • Điều trị ung thư thanh quản, thanh môn và dưới thanh môn giai đoạn đầu (T1 và T2) bằng phẫu thuật hoặc xạ trị.

  • Điều trị ung thư thanh quản, thanh môn và dưới thanh môn ở giai đoạn tiến triển trung bình (T3) bằng xạ trị và đôi khi là hóa trị.

  • Điều trị ung thư thanh quản, thanh môn và dưới thanh môn (T4) giai đoạn tiến triển nhất lan ra ngoài thanh quản bằng phẫu thuật, sau đó là hóa trị và xạ trị sau phẫu thuật.

  • Một số bệnh ung thư T4 xâm lấn không đáng kể có thể được cân nhắc điều trị ban đầu bằng hóa trị và xạ trị.