Sa sút trí tuệ liên quan đến HIV

TheoJuebin Huang, MD, PhD, Department of Neurology, University of Mississippi Medical Center
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 2 2023

HIV-associated dementia is chronic cognitive deterioration due to brain infection by HIV.

(Xem thêm Tổng quan về mê sảngSa sút trí tuệ)

Sa sút trí tuệ là sự suy giảm của nhận thức mạn tính, toàn bộ, thường không thể đảo ngược. Sa sút trí tuệ liên quan đến HIV (sa sút trí tuệ do AIDS) có thể xảy ra vào cuối giai đoạn nhiễm HIV. Không giống như hầu hết các thể sa sút trí tuệ khác, nó có xu hướng xảy ra ở những người trẻ hơn.

Không nền nhầm sa sút trí tuệ với mê sảng mặc dù có rối loạn nhận thức ở cả hai bệnh. Những điều sau giúp phân biệt chúng:

  • Sa sút trí tuệ ảnh hưởng chủ yếu đến trí nhớ, điển hình là do các thay đổi giải phẫu trong não, khởi phát chậm hơn, và thường không thể hồi phục được.

  • Sảng ảnh hưởng chủ yếu đến sự chú ý, điển hình là do bệnh cấp tính hoặc ngộ độc thuốc (đôi khi đe doạ đến tính mạng), và thường có thể hồi phục được.

Các đặc trưng khác cũng giúp phân biệt 2 rối loạn (Xem bảng Phân biệt mê sảng và sa sút trí tuệ).

Sa sút trí tuệ liên quan tới HIV đơn thuần gây ra bởi tổn thương thần kinh do vi rút HIV. Tuy nhiên, ở bệnh nhân nhiễm HIV, sa sút trí tuệ có thể do các rối loạn khác, một số có thể điều trị được. Những rối loạn này bao gồm các nhiễm trùng khác, ví dụ như nhiễm trùng thứ phát do virus JC gây ra bệnh não chất trắng đa ổ tiến triểnu lympho của hệ thần kinh trung ương (CNS). Các bệnh nhiễm trùng cơ hội khác (ví dụ, viêm màng não do cryptococcus, viêm màng não do nấm khác, một số bệnh nhiễm khuẩn, viêm màng não do lao, nhiễm vi rút, bệnh do toxoplasma) cũng có thể góp phần.

Trong chứng sa sút trí tuệ do HIV gây ra, các biến đổi bệnh học dưới vỏ gây ra khi các đại thực bào hoặc các tế bào thần kinh đệm nhỏ xâm nhập vào các chất xám ở sâu (ví dụ hạch nền, đồi thị) và chất trắng.

Tỷ lệ hiện mắc sa sút trí tuệ trong giai đoạn cuối nhiễm HIV dao động từ 7 đến 27%, nhưng 30 đến 40% có thể có các dạng nhẹ. Tỷ lệ mới măc tỷ lệ nghịch với số lượng CD4.

Các triệu chứng và dấu hiệu của sa sút trí tuệ liên quan đến HIV

Các triệu chứng và dấu hiệu của chứng sa sút trí tuệ liên quan đến HIV có thể giống với những sa sút trí tuệ khác. Các biểu hiện ban đầu bao gồm

  • Suy nghĩ và biểu hiện chậm

  • Khó tập trung

  • Sự thờ ơ

Khả năng thấu hiểu được bảo tồn, và các biểu hiện của trầm cảm rất ít. Các cử động bị chậm lại; thất điều và yếu cơ có thể biểu hiện rõ.

Dấu hiệu thần kinh bất thường có thể bao gồm

  • bại

  • co cứng chi dưới

  • Thất điều

  • Đáp ứng duỗi ngòn chân cái khi làm phản xạ da gan bàn chân

Đôi khi có hưng cảm hoặc rối loạn tâm thần.

Chẩn đoán sa sút trí tuệ liên quan đến HIV

  • Đánh giá lâm sàng

  • Tính lượng CD4 và đo tải lượng virus HIV

  • Đánh giá nhanh, bao gồm chụp MRI và chọc dịch não tủy, khi tình trạng xấu đi cấp tính

Nên nghi ngờ sa sút trí tuệ liên quan đến HIV ở những bệnh nhân có

  • Triệu chứng của sa sút trí tuệ

  • Tiền sử nhiễm HIV, hay các triệu chứng hoặc các yếu tố nguy cơ gợi ý nhiễm HIV

Nếu bệnh nhân bị nhiễm HIV có các triệu chứng gợi ý sa sút trí tuệ, thì nói chung chẩn đoán sa sút trí tuệ được xác nhận dựa trên các tiêu chuẩn thông thường, bao gồm những điều sau:

  • Các triệu chứng nhận thức hoặc hành vi (neuropsychiatric) ảnh hưởng đến khả năng làm việc hoặc thực hiện các hoạt động hàng ngày thông thường.

  • Các triệu chứng này biểu hiện sự suy giảm so với các mức độ hoạt động trước đó.

  • Những triệu chứng này không do mê sảng hoặc rối loạn tâm thần.

Đánh giá chức năng nhận thức bao gồm khai thác bệnh sử từ bệnh nhân và từ một người biết bệnh nhân cộng với việc kiểm tra tình trạng tâm thần tại giường hoặc, nếu thăm khám tại giường không kết luận được, cần làm trắc nghiệm thần kinh tâm lý kỹ lưỡng.

Nếu bệnh nhân có triệu chứng của sa sút trí tuệ nhưng chưa biết có nhiễm HIV không, nhưng có các yếu tố nguy cơ nhiễm HIV, cần tiến hành xét nghiệm HIV.

Ở bệnh nhân nhiễm HIV hoặc nghi ngờ bị sa sút trí tuệ liên quan đến HIV, cần đo số lượng CD4 và tải lượng virus HIV. Ở những bệnh nhân có nghi ngờ hoặc khẳng định nhiễm HIV và bị sa sút trí tuệ, những giá trị này sẽ giúp xác định khả năng sa sút trí tuệ liên quan đến HIV (và U lymphoma hệ thần kinh trung ương và những bệnh nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương khác liên quan đến HIV), góp phần vào tình trạng sa sút trí tuệ của bệnh nhân ở mức nào. Ở những bệnh nhân bị nhiễm HIV nhưng không bị sa sút trí tuệ, những giá trị này giúp xác định khả năng mắc sa sút trí tuệ liên quan đến HIV.

Nếu bệnh nhân bị sa sút trí tuệ và nhiễm HIV, các quá trình bệnh lý khác có thể gây ra hoặc góp phần làm trầm trọng thêm các triệu chứng của sa sút trí tuệ. Do đó, phải xác định càng sớm càng tốt nguyên nhân gây ra suy giảm nhận thức, đặc biệt là sự suy giảm đột ngột, nghiêm trọng – dù do HIV hay do nhiễm trùng khác.

MRI, có và không có chất tương phản, nên được thực hiện để xác định các nguyên nhân khác của chứng sa sút trí tuệ, và nếu MRI không xác định có bất kỳ chống chỉ định nào đối với chọc dò thắt lưng, thì thủ thuật này cũng nên được thực hiện.

Các biểu hiện giai đoạn cuối của sa sút trí tuệ liên quan đến HIV có thể bao gồm tăng tín hiệu lan tỏa của chất trắng, không ngấm thuốc, teo não, và giãn não thất.

Điều trị sa sút trí tuệ liên quan đến HIV

  • Điều trị kháng retrovirus

Cách điều trị chính của sa sút trí tuệ liên quan đến HIV là điều trị kháng retrovirus, làm tăng số lượng CD4 và cải thiện chức năng nhận thức. Hội chứng viêm phục hồi miễn dịch (IRIS) có thể gây ra tình trạng xấu đi về tình trạng thần kinh và tâm thần khi bắt đầu điều trị bằng thuốc kháng vi-rút; vấn đề này cần được dự đoán và điều trị.

Các biện pháp hỗ trợ tương tự như các hội chứng sa sút trí tuệ khác. Ví dụ, môi trường nên đủ sáng, vui vẻ, và quen thuộc, và cần được thiết kế để củng cố khả năng định hướng (ví dụ, đặt đồng hồ lớn và lịch trong phòng). Cần thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn bệnh nhân (ví dụ hệ thống giám sát tín hiệu cho bệnh nhân lang thang).

Triệu chứng được điều trị khi cần thiết.

Tiên lượng về sa sút trí tuệ liên quan đến HIV

Bệnh nhân nhiễm HIV và sa sút trí tuệ không được điều trị có tiên lượng xấu hơn (tuổi thọ trung bình 6 tháng) so với những người không bị sa sút trí tuệ.

Các vấn đề giai đoạn cuối đời

Bởi vì khả năng hiểu biết và đánh giá suy giảm ở bệnh nhân sa sút trí tuệ, cho nên có thể cần phải chỉ định một thành viên trong gia đình, người giám hộ, hoặc luật sư để giám sát tài chính. Giai đoạn sớm của sa sút trí tuệ, trước khi bệnh nhân hết khả năng, cần làm rõ mong muốn của bệnh nhân về chăm sóc và nên thực hiện các thỏa thuận về tài chính và pháp lý (ví dụ: giấy uỷ quyền lâu dài, quyền lực lâu dài của luật sư đối với việc chăm sóc sức khoẻ). Khi các tài liệu này được ký kết, năng lực của bệnh nhân cần được đánh giá, và kết quả đánh giá ghi nhận. Các quyết định về việc nuôi dưỡng thụ động và điều trị các rối loạn cấp tính được thực hiện tốt nhất trước khi nhu cầu phát triển.

Trong sa sút trí tuệ gai đoạn muộn, các biện pháp giảm nhẹ có thể thích hợp hơn các can thiệp tích cực hoặc chăm sóc tại bệnh viện.