Cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua (TIA)

TheoAndrei V. Alexandrov, MD, The University of Tennessee Health Science Center;
Balaji Krishnaiah, MD, The University of Tennessee Health Science Center
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 7 2023

Một cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua (TIA) là sự thiếu máu cục bộ não gây ra thiếu sót thần kinh đột ngột, thoáng qua và không kèm theo nhồi máu não vĩnh viễn (nghĩa là, kết quả âm tính trên MRI xung khuếch tán). Chẩn đoán là lâm sàng. Phẫu thuật cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh hoặc đặt stent, thuốc chống kết tập tiểu cầu và thuốc chống đông máu làm giảm nguy cơ đột quỵ sau một số thể TIA.

TIA cũng tương tự như đột quỵ do thiếu máu não cục bộ ngoại trừ là triệu chứng thường kéo dài < 1 giờ; hầu hết TIA tồn tại < 5 phút. Rất ít khả năng chẩn đoán nhồi máu não, nếu thiếu sót thần kinh hồi phục hoàn toàn trong vòng 1 giờ. Như được chỉ ra trên MRI xung khuếch tán và các nghiên cứu khác, thiếu sót thần kinh tự hồi phục trong vòng 1 đến 24 giờ thường kèm theo nhồi máu và do đó không nên coi là TIA.

TIA hay gặp nhất ở người trung niên và người già. TIA làm tăng rõ rệt nguy cơ đột quỵ, bắt đầu trong 24 giờ đầu.

Căn nguyên của TIA

Các yếu tố nguy cơ của TIA cũng giống như của đột quỵ thiếu máu cục bộ.

Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được bao gồm:

Các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được bao gồm:

  • Đột quỵ trước đó

  • Tuổi cao

  • Tiền sử gia đình có đột quỵ

  • Nam giới

Hầu hết các TIA đều do thuyên tắc mạch, thường từ động mạch cảnh hoặc động mạch đốt sống, mặc dù hầu hết nguyên nhân gây đột quỵ thiếu máu não cục bộ cũng có thể gây ra TIA.

Ít gặp hơn, TIA là do tưới máu bị suy giảm do hạ oxy máu trầm trọng, giảm khả năng vận chuyển oxy của máu (ví dụ: thiếu máu trầm trọng, ngộ độc carbon monoxide) hoặc tăng độ nhớt của máu (ví dụ: bệnh đa hồng cầu nặng), đặc biệt là ở các động mạch não bị hẹp từ trước. Giảm huyết áp hệ thống thường không gây ra thiếu máu não cục bộ nếu không có hẹp động mạch nặng có từ trước vì cơ chế tự điều hòa sẽ duy trì dòng máu não ở mức gần như bình thường trong một khoảng dao động rộng của huyết áp hệ thống.

Trong hội chứng ăn cắp máu dưới đòn, một động mạch dưới đòn bị hẹp ở đoạn gần với gốc của động mạch đốt sống sẽ "ăn cắp" máu từ động mạch đốt sống (dòng máu bị đảo ngược) để cấp máu cho cánh tay khi gắng sức, gây ra các dấu hiệu của thiếu máu cục bộ hệ sống nền.

Đôi khi, TIA xảy ra ở trẻ em bị rối loạn tim mạch nặng gây tắc mạch hoặc có hematocrit rất cao do hạ oxy máu mạn tính.

Triệu chứng và dấu hiệu của TIA

Thiếu sót thần kinh cũng tương tự như đột quỵ (xem bảng Các hội chứng đột quỵ chọn lọc). Mù một mắt thoáng qua (amaurosis fugax), thường kéo dài < 5 phút, có thể xảy ra khi động mạch mắt bị ảnh hưởng.

Bảng
Bảng

Các triệu chứng của TIA bắt đầu đột ngột, thường kéo dài từ 2 đến 30 phút, sau đó hồi phục hoàn toàn. Bệnh nhân có thể có nhiều cơn TIA hàng ngày hoặc chỉ có 2 hoặc 3 cơn trong nhiều năm. Các triệu chứng thường tương tự nhau như trong các cơn động mạch cảnh liên tiếp nhưng thay đổi ở mức độ nào đó như trong các cơn động mạch sống nền liên tiếp.

Chẩn đoán TIA

  • Các triệu chứng giống đột quỵ hồi phục trong vòng 1 giờ

  • Chẩn đoán hình ảnh thần kinh

  • Đánh giá để xác định nguyên nhân

Các cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua được chẩn đoán hồi cứu khi các cơn thiếu sót thần kinh đột ngột do thiếu máu não cục bộ ở một diện động mạch chi phối hồi phục trong vòng 1 giờ.

Liệt mặt ngoại biên đơn thuần, mất ý thức, hoặc suy giảm ý thức không phải là triệu chứng gợi ý TIA. TIA phải được phân biệt với các nguyên nhân khác gây ra các triệu chứng tương tự, ví dụ

Vì nhồi máu não, chảy máu não nhỏ và thậm chí tổn thương khối choán chỗ không thể loại trừ được trên lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh là cần thiết. Thông thường, CT là thăm dò có nhiều khả năng thực hiện được ngay. Tuy nhiên, CT có thể không xác định được nhồi máu não trong > 24 giờ. MRI thường phát hiện thấy nhồi máu tiến triển trong vòng vài giờ. MRI xung khuyếch tán là hình ảnh chẩn đoán chính xác nhất để loại trừ nhồi máu não ở bệnh nhân theo dõi cơn TIA nhưng không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được ngay.

Nguyên nhân của TIA được tìm kiếm là nguyên nhân gây đột quỵ do thiếu máu não cục bộ; Đánh giá bao gồm các xét nghiệm về hẹp động mạch cảnh, nguồn gốc của cục nghẽn ở tim, rung nhĩ, các bất thường về huyết học và sàng lọc các yếu tố nguy cơ đột quỵ. Do nguy cơ đột quỵ thiếu máu cục bộ tái phát cao và sớm, cần phải tiến hành đánh giá nhanh, thường ngay trong thời gian điều trị nội trú. Không rõ là bệnh nhân có thể an toàn nếu ra viện từ khoa cấp cứu hay không. Nguy cơ đột quỵ sau TIA hoặc đột quỵ nhỏ là cao nhất trong vòng 24 đến 48 giờ đầu, do đó, nếu nghi ngờ, bệnh nhân cần được đưa vào bệnh viện để theo dõi và đánh giá.

Bệnh nhân có nguy cơ cao bị TIA nếu họ có điểm ABCD2 > 4.

Điểm ABCD2 được sử dụng để ước tính nguy cơ đột quỵ sau TIA và được tính bằng cách cộng các giá trị sau:

  • A (tuổi): ≥ 60 = 1

  • B (huyết áp): Huyết áp tâm thu ≥ 140 và/hoặc huyết áp tâm trương > 90 = 1

  • C (đặc điểm lâm sàng): Yếu = 2, rối loạn nói mà không yếu = 1

  • D (Thời lượng TIA): ≥ 60 phút = 2, 10 đến 59 phút = 1, < 10 phút = 0

  • D2 (tiểu đường) = 1

Nguy cơ đột quỵ trong vòng 2 ngày dựa trên thang điểm ABCD2

  • Cho điểm từ 6 đến 7: 8%

  • Cho điểm từ 4 đến 5: 4%

  • Cho điểm từ 0 đến 3: 1%

Tất cả các bệnh nhân đã từng bị TIA đều cần chụp CT mạch, chụp cộng hưởng từ mạch (MRA), hoặc MRI khuếch tán tuần hoàn não và động mạch cảnh.

Điều trị TIA

Điều trị các cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua nhằm mục đích ngăn ngừa đột quỵ; sử dụng thuốc chống kết tập tiểu cầu và statin. Phẫu thuật cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh hoặc nong động mạch kết hợp với đặt stent có thể có hiệu quả cho một số bệnh nhân, đặc biệt là những người không có thiếu hụt thần kinh nhưng có nguy cơ cao bị đột quỵ (> 70% hẹp động mạch cảnh cùng bên). Thuốc chống đông được chỉ định nếu có nguồn gốc tim của thuyên tắc mạch.

Thay đổi các yếu tố nguy cơ đột quỵ, nếu có thể, có thể dự phòng đột quỵ.

Những điểm chính

  • Thiếu sót thần kinh khu trú hồi phục trong vòng 1 giờ hầu như luôn là một cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua.

  • Xét nghiệm như đối với đột quỵ thiếu máu não cục bộ.

  • Sử dụng các phương pháp điều trị tương tự được sử dụng để phòng ngừa thứ phát đột quỵ do thiếu máu não cục bộ (ví dụ: thuốc chống kết tập tiểu cầu, statin, đôi khi là phẫu thuật cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh hoặc nong mạch vành cộng với đặt stent).