Kiềm hô hấp là sự giảm áp lực cacbon oxit riêng phần (P) còn hoặc mất bù: giảm bicarbonate (HCO); pH có thể cao hoặc gần ngưỡng bình thường. Nguyên nhân là tăng nhịp thở hoặc thể tích thở (tăng thông khí phổi) hoặc cả hai. Kiềm hô hấp có thể là cấp tính hoặc mạn tính. Dạng mạn tính không có triệu chứng, nhưng dạng cấp tính gây choáng váng, ngất, lú lẫn, dị cảm và chuột rút. Dấu hiệu bao gồm tăng thông khí hoặc thở nhanh và co rút tay chân. Chẩn đoán dựa vào lâm sàng, khí máu động mạch và điện giải đồ Điều trị theo nguyên nhân. Điều trị theo nguyên nhân.
(Xem thêm Điều hòa axit-bazơ, Rối loạn axit-bazơ và Hội chứng tăng thông khí.)
Nguyên nhân của nhiễm kiềm hô hấp
Kiềm hô hấp là sự giảm PCO2 (giảm thông khí) do gia tăng tần số thở và/hoặc thể tích (tăng thông khí). Tăng thông khí xảy ra thường xuyên nhất như một phản ứng sinh lý đối với tình trạng thiếu oxy (ví dụ: ở độ cao), nhiễm toan chuyển hóa và tăng nhu cầu trao đổi chất (ví dụ: sốt) và do đó, hiện diện trong nhiều tình trạng nghiêm trọng. Ngoài ra, đau, lo lắng và một số rối loạn thần kinh trung ương (ví dụ: đột quỵ, co giật) có thể làm tăng nhịp thở không sinh lý.
Sinh lý bệnh của nhiễm kiềm hô hấp
Kiềm hô hấp có thể
Cấp tính
Mạn tính
Sự khác biệt dựa trên mức độ bù trừ trao đổi chất. HCO3− dư thừa được đệm bởi ion hydro ngoại bào (H+) trong vòng vài phút (cấp tính), nhưng sự bù đắp đáng kể hơn xảy ra sau 2 ngày đến 3 ngày (mạn tính) do thận giảm bài tiết H+.
Giả kiềm hô hấp
Giả nhiễm kiềm hô hấp là Pco2 động mạch thấp và pH cao ở những bệnh nhân đang điều trị bằng thở máy bị nhiễm toan chuyển hóa nặng do tưới máu hệ thống kém (ví dụ: sốc tim, trong quá trình CPR [hồi sức tim phổi]). Giả kiềm hô hấp xảy ra khi thở máy (thường là tăng thông khí) loại bỏ lượng carbon dioxide trong phế nang lớn hơn bình thường (CO2). Thải lượng lớn CO2 gây kiềm hô hấp trong máu động mạch biểu hiện trên khí máu động mạch), nhưng giảm tưới máu cơ thể và thiếu máu tế bào gây ra nhiễm toan tế bào, dẫn đến toan máu tĩnh mạch.
Chẩn đoán bằng cách chứng minh sự khác biệt rõ rệt về Pco2 và pH động mạch và tĩnh mạch cũng như nồng độ lactate tăng cao ở những bệnh nhân có kết quả đo ABG cho thấy nhiễm kiềm hô hấp.
Điều trị là cải thiện huyết động hệ thống.
Triệu chứng và dấu hiệu của nhiễm kiềm hô hấp
Các triệu chứng và dấu hiệu phụ thuộc vào tần số và mức độ giảm PCO2. Kiềm hô hấp cấp gây ra nhức đầu nhẹ, lú lẫn, dị cảm ngoại biên và quanh miệng, chuột rút, và ngất. Cơ chế do thay đổi tưới máu não và pH não. Thở nhanh và tăng thông khí thường là dấu hiệu duy nhất; co rút chân tay có thể xảy ra trong các trường hợp nặng do giảm nồng độ canxi ion hoá trong máu (vận chuyên vào trong tế bào để trao đổi ion hydro [H+]).
Kiềm hô hấp mạn tính thường không có triệu chứng và không có dấu hiệu phân biệt.
Chẩn đoán nhiễm kiềm hô hấp
Khí máu động mạch, điện giải đồ
Nếu có thiếu oxy, triệu chứng có thể nặng và kéo dài.
Nhận biết tình trạng nhiễm kiềm hô hấp và bù thích hợp ở thận (xem Chẩn đoán rối loạn toan-kiềm) cần phải đo ABG và điện giải trong huyết thanh. Có thể có giảm phốt pháte máu và hạ kali máu nhẹ do đi vào trong tế bào và giảm canxi ion hóa (Ca++) do tăng gắn protein.
Có hạ oxy máu hoặc tăng độ chênh O2 phế nang-động mạch (A-a) (Po2− [Po2 động mạch + 5/4 Pco2 động mạch] hít vào) cần phải tìm kiếm nguyên nhân.
Nguyên nhân thường rõ ràng dựa trên tiền sử và kết quả khám. Tuy nhiên, vì thuyên tắc mạch phổi thường biểu hiện mà không có tình trạng hạ oxy máu, nên cần phải cân nhắc kỹ tình trạng tắc mạch ở bệnh nhân đang thở quá nhanh trước khi quy nguyên nhân cho lo lắng đơn thuần.
Điều trị nhiễm kiềm hô hấp
Điều trị bệnh nền
Điều trị nhằm mục đích tìm kiếm và điều trị bệnh nền. Bản thân nhiễm kiềm hô hấp không đe dọa đến tính mạng nên không cần thiết phải can thiệp để giảm độ pH. Tăng hít lại carbon dioxide (ví dụ dùng túi giấy) được áp dụng phổ biến nhưng có thể nguy hiểm ở một số bệnh nhân bị rối loạn thần kinh trung ương, mà pH dịch não tủy vốn đã ở dưới ngưỡng bình thường.
Những điểm chính
Nhiễm kiềm hô hấp liên quan đến tăng tần số hô hấp và/hoặc thể tích khí lưu thông (tăng thông khí).
Tăng thông khí là đáp ứng với tình trạng thiếu oxy, toan chuyển hóa, tăng nhu cầu chuyển hóa (ví dụ như sốt), đau đớn, hoặc lo lắng.
Cần loại trừ những nguyên nhân nguy hiểm khác trước khi nghĩ bệnh nhân tăng thông khí do lo lắng.
Điều trị nguyên nhân; kiềm không hô hấp không đe dọa đến tính mạng, do đó can thiệp làm giảm pH là không cần thiết.