Tại Hoa Kỳ, 1/3 số cặp vợ chồng cố gắng tránh thai, đặc biệt là nếu phụ nữ > 30 tuổi, chọn biện pháp tránh thai vĩnh viễn bằng thắt ống dẫn tinh hoặc triệt sản ống dẫn trứng.
Các thủ thuật triệt sản rất hiệu quả; tỷ lệ mang thai ở thời điểm 1 năm là
Thắt ống dẫn tinh: 0,15%
Các thủ thuật ngừa thai vĩnh viễn ở ống dẫn trứng: 0,6%
Việc triệt sản được dự định và cần phải được coi là vĩnh viễn. Nếu mang thai là mong muốn, có thể xem xét thủ thuật đảo chiều có thể xem xét, nhưng tỷ lệ sinh sống sau khi làm
Sau khi thắt ống dẫn tinh đảo chiều: Khoảng 26% (1)
Sau triệt sản thắt ống dẫn trứng: Một tỷ lệ nhỏ khi các ống được đóng lại và 0% khi các ống được lấy ra (thụ tinh trong ống nghiệm có thể được sử dụng thành công)
Ở phụ nữ, sự đảo ngược thành công phụ thuộc vào tuổi của bệnh nhân, loại thủ thuật ống dẫn trứng, tỷ lệ phần trăm phần còn lại của ống dẫn trứng, số lượng sẹo ở vùng chậu và kết quả xét nghiệm khả năng sinh sản ở người phụ nữ và bạn tình của cô ấy.
Thắt ống dẫn tinh
Đối với thủ thuật này, ống dẫn tinh được cắt, và các đầu cắt được thắt lại hoặc hủy bỏ. Thắt ống dẫn trứng có thể được thực hiện trong khoảng 20 phút; gây mê cục bộ được sử dụng. Sự triệt sản đòi hỏi khoảng 20 lần xuất tinh sau khi phẫu thuật và phải được chứng minh bằng 2 lần xuất tinh không tinh trùng, thường đạt được trong 3 tháng sau khi phẫu thuật. Phương pháp ngừa thai dự phòng nên được sử dụng cho đến thời điểm đó.
Có sự khó chịu nhẹ trong 2 đến 3 ngày sau khi thực hiện thủ thuật. Nên dùng giảm đau NSAID và cố gắng không xuất tinh trong giai đoạn này.
Các biến chứng của thắt ống dẫn tinh bao gồm
Tụ máu (≤ 5%)
U hạt tinh trùng (phản ứng viêm với sự rò rỉ tinh trùng)
Bệnh tái phát tự phát, thường xảy ra ngay sau khi làm thủ thuật
Tỷ lệ có thai tích lũy là 1,1% ở thời điểm 5 năm sau thắt ống dẫn tinh.
Triệt sản thắt ống dẫn trứng
Để triệt sản thắt ống dẫn trứng, ống dẫn trứng có thể
Cắt bỏ hoàn toàn và cắt đoạn
Đóng lại bằng cách thắt, hủy bỏ bằng điện, hoặc các thiết bị cơ học khác nhau (bằng nhựa, vòng nhẫn, miếng đệm lò xo)
Loại bỏ hoàn toàn
Tỷ lệ mang thai cao hơn với các clip lò xo hơn so với băng nhựa. Các thủ thuật sử dụng các thiết bị cơ học ít gây tổn thương mô hơn và do đó có thể dễ phục hồi hơn so với việc đóng lại bằng cách thắt hoặc nâng. Việc cắt bỏ hoàn toàn ống dẫn trứng có liên quan đến việc giảm 40% đến 50% nguy cơ bị ung thư buồng trứng (2). Biện pháp tránh thai vĩnh viễn sau sinh có tỷ lệ thất bại thấp hơn so với các thủ thuật giữa hai lần có thai.
Các phương pháp phẫu thuật sau đây có thể được sử dụng:
Nội soi ổ bụng, thường được sử dụng cho các thủ thuật nội khoa (sau thời kỳ hậu sản)
Phẫu thuật mở ổ bụng tối thiểu, thường được sử dụng cho các thủ thuật sau sinh
Thắt ống dẫn trứng có thể được thực hiện trong khi sinh mổ hoặc sau khi sinh thường từ 1 ngày đến 2 ngày, thông qua một đường rạch nhỏ quanh rốn (phẫu thuật nội soi mini) (3).
Tránh thai vĩnh viễn bằng nội soi
Thủ thuật nội soi được sử dụng để tránh thai vĩnh viễn cho phụ nữ được thực hiện như một thủ thuật cách quãng (không liên quan đến thai nghén), thường sau khi sinh ít nhất là 6 tuần và trong phòng mổ; một loại thuốc gây mê tổng quát được sử dụng.
Tỉ lệ thất bại tích lũy của triệt sản vòi tử cung là khoảng 1,8% trong 10 năm; tuy nhiên, một số kỹ thuật nhất định có tỷ lệ thất bại cao hơn những kỹ thuật khác.
Tránh thai vĩnh viễn bằng phương pháp phẫu thuật mở bụng tối thiểu
Phẫu thuật qua ổ bụng ít xâm lấn đôi khi được sử dụng thay vì thủ thuật nội soi, thường là khi phụ nữ muốn tránh thai vĩnh viễn ngay sau khi sinh con.
Thủ thuật đòi hỏi gây tê toàn thân, vùng, hoặc tại chỗ. Nó chỉ là một vết mổ nhỏ ở bụng (khoảng 2,5 đến 7,6 cm) và cắt bỏ một phần của ống dẫn trứng. So với nội soi ổ bụng, phẩu thuật triệt sản mở bụng tối thiểu gây ra nhiều đau đớn hơn, và phục hồi mất một thời gian dài hơn một chút.
Tránh thai vĩnh viễn bằng nội soi buồng tử cung
Vào đầu những năm 2000, nội soi tử cung cùng với việc đặt các vi chi tiết chèn cuộn lại vào ống dẫn trứng đã được sử dụng để tránh thai vĩnh viễn. Kể từ ngày 31 tháng 12 năm 2018, các thiết bị được sử dụng trong phương pháp này đã bị loại bỏ khỏi thị trường. Vì vậy, phương pháp này không còn được sử dụng.
Các cuộn được sử dụng triệt sản qua nội soi tử cung bao gồm một lớp ngoài của hợp kim niken/titan và một lớp bên trong bằng thép không gỉ và polyethylene terephthalate (PET). Các sợi PET kích thích phản ứng làm bít các vòi.
Tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn tương tự với các biện pháp tránh thai vĩnh viễn bằng phương pháp nội soi tử cung và nội soi ổ bụng. Nếu bệnh nhân bị đau vùng chậu liên tục hoặc chảy máu âm đạo, có thể phải loại bỏ các vi chi tiết chèn đó, Thông thường, vi chi tiết chèn được loại bỏ bằng nội soi tử cung, nhưng có thể cần phải nội soi ổ bụng nếu một phần vi chi tiết chèn nằm bên ngoài ống dẫn trứng.
Các biến chứng
Các biến chứng của triệt sản ống dẫn trứng không phổ biến. Chúng bao gồm
Tử vong: 1 đến 2/100.000 phụ nữ
Xuất huyết hoặc tổn thương đường ruột: Khoảng 0,5% phụ nữ
Các biến chứng khác (ví dụ, nhồi máu, thất bại của tắc nghẽn): Lên đến khoảng 5% phụ nữ
Có thai ngoài tử cung: Khoảng 30% số trường hợp mang thai xảy ra sau khi thắt ống dẫn trứng
Các biến chứng của ngừa thai vĩnh viễn bằng nội soi buồng tử cung cũng có thể bao gồm đau vùng chậu, chảy máu tử cung bất thường và các rối loạn viêm.
Tài liệu tham khảo
1. Lee R, Li PS, Schlegel PN, Goldstein M: Reassessing reconstruction in the management of obstructive azoospermia: reconstruction or sperm acquisition? Urol Clin North Am 35 (2):289-301, 2008 doi: 10.1016/j.ucl.2008.01.005
2. Hanley GE, Pearce CL, Talhouk A, et al: Outcomes From Opportunistic Salpingectomy for Ovarian Cancer Prevention. JAMA Netw Open 5(2):e2147343, 2022. Xuất bản ngày 1 tháng 2 năm 2022. doi:10.1001/jamanetworkopen.2021.47343
3. Yoon SH, Kim SN, Shim SH, et al: Bilateral salpingectomy can reduce the risk of ovarian cancer in the general population: A meta-analysis. Eur J Cancer 55:38-46, 2016 doi:10.1016/j.ejca.2015.12.003
Những điểm chính
Nói với bệnh nhân rằng việc thắt ống dẫn tinh hoặc thắt ống dẫn trứng nên được coi là vĩnh viễn, mặc dù thủ thuật đảo chiều đôi khi có thể phục hồi khả năng sinh sản.
Đối với nam giới, ống dẫn tinh được cắt, sau đó được thắt lại hoặc hủy bỏ; triệt sản được khẳng định sau khi 2 lần xuất tinh không có tinh trùng, thường là sau 3 tháng.
Đối với phụ nữ, ống dẫn trứng bị cắt hoặc cắt bỏ; khi cắt, thì một phần của các ống được cắt bỏ, hoặc các ống được đóng lại bằng cách thắt, nâng, hoặc các thiết bị cơ học như dây hoặc vòng nhựa; các thủ thuật được sử dụng bao gồm nội soi và mở ổ bụng nhỏ.