Một số Nguyên nhân của thở rít

Nguyên nhân

Những phát hiện gợi ý

Tiếp cận chẩn đoán

Tiếng rít cấp tính

Phản ứng dị ứng (nghiêm trọng)

Khởi phát đột ngột sau khi tiếp xúc với dị nguyên

Thường đi kèm với thở khò khè và đôi khi phù nề miệng; ngứa

Không sốt hoặc đau họng; hiếm khi ho

Đánh giá lâm sàng

Phù mạch

Thường sưng mặt, môi và/hoặc lưỡi

Thường gặp ở những người có nguy cơ (ví dụ: tiếp xúc với chất gây dị ứng, sử dụng thuốc ức chế ACE, tiền sử cá nhân hoặc tiền sử gia đình bị phù mạch di truyền)

Đánh giá lâm sàng

Đôi khi soi họng gián tiếp

Viêm khí quản do vi khuẩn (hiếm)

Ho khan tăng lên về đêm, sốt cao, và suy hô hấp

Biểu hiện hội chứ nhiễm độc

X-quang cổ

Đôi khi trực tiếp hoặc gián tiếp soi thanh quản với hình dạng và nuôi cấy chất tiết mủ của khí quản

Bạch hầu thanh quản

Tuổi từ 6-36 tháng

Ho khan nặng dần vào ban đêm, triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp trên, không khó nuốt, sốt nhẹ

Đánh giá lâm sàng

Đôi khi chụp X-quang cổ trước-sau cho thấy hẹp dưới thanh môn (dấu hiệu hình chuông)

Viêm nắp thanh quản

Chủ yếu là người lớn, cũng như trẻ em không tiêm phòng HiB

Đột ngột sốt cao, đau họng, chảy nước dãi, và thường suy hô hấp và lo lắng.

Biểu hiện hội chứ nhiễm độc

X-quang cổ bên nếu bệnh nhân ổn định

Khám tại phòng mổ nếu có dấu hiệu của suy hô hấp

Hít phải dị vật

Khởi phát đột ngột ở trẻ mới biết đi hay trẻ không có viêm đường hô hấp trên hoặc các triệu chứng toàn thân.

Ở người trưởng thành, dị vật ở đường hô hấp trên thường có tiền sử rõ ràng

Soi thanh quản hoặc soi phế quản trực tiếp hoặc gián tiếp

Tổn thương do hít phải (ví dụ, do chất tẩy rửa hoặc hít phải khói thuốc)

Khai thác thấy gần đây khi hít phải chất độc

Đánh giá lâm sàng

Đôi khi nội soi phế quản

Co thắt thanh quản

Các đợt tái phát liên quan đến trào ngược dạ dày thực quản hoặc sử dụng thuốc gần đây hoặc xảy ra sau khi đặt nội khí quản

Soi thanh quản trực tiếp hoặc gián tiếp

Các biến chứng sau rút ống nội khí quản (ví dụ, phù thanh quản, co thắt thanh quản, lệch sụn phễu)

Đặt nội khí quản và suy hô hấp gần đây

Đánh giá lâm sàng

Đôi khi soi họng trực tiếp

Áp xe khoang sau họng

Chủ yếu ở trẻ em < 4 tuổi

Sốt cao, đau cổ họng, chảy nước dãi, khó nuốt, đôi khi bị suy hô hấp

Hầu họng có thể thấy sưng nề hoặc không

X-quang cổ nghiêng

Đôi khi chụp CT cổ có cản quang

Rối loạn chức năng dây thanh

Các đợt tái phát của tiếng rít không giải thích được thường bị khàn giọng, sưng họng, cảm giác nghẹt thở, và/hoặc ho

Soi thanh quản trực tiếp

Tiếng thở rít mạn tính

Liệt dây thanh hai bên hoặc rối loạn chức năng chức năng dây thanh

Chấn thương gần đây (ví dụ, trong khi sanh, phẫu thuật tuyến giáp hoặc phẫu thuật cổ khác, đặt nội khí quản, hút dịch đường hô hấp dưới)

Có các bệnh thoái hóa thần kinh hoặc bệnh thần kinh cơ.

Chất lượng giọng nói tốt nhưng âm lượng bị giới hạn.

Soi thanh quản trực tiếp hoặc gián tiếp

Các dị tật bẩm sinh (nhiều loại, chứng nhuyễn sụn thanh quản phổ biến nhất)

Thông thường ở trẻ sơ sinh

Đôi khi có các dị tật bẩm sinh khác

Đôi khi gặp khó khăn khi cho ăn hoặc ngủ

Đôi khi tệ hơn với URI

CT cổ và ngực

Soi thanh quản trực tiếp

Đo chức năng hô hấp với đường cong lưu lượng

Nhuyễn khí quản bẩm sinh

Triệu chứng mạn tính

Tiếng rít hoặc ông ổng khi ho, khóc, hoặc khi bú mẹ.

Có thể nặng lên khi nằm ngửa

CT hoặc MRI

Đo chức năng hô hấp với đường cong lưu lượng

Đôi khi nội soi phế quản

Chèn ép bên ngoài

Tiền sử ung thư đầu và cổ hoặc khối u rõ ràng, đổ mồ hôi ban đêm và giảm cân

X-quang cổ và ngực

CT cổ và ngực

Soi thanh quản trực tiếp hoặc gián tiếp

Ung thư thanh quản (ví dụ như ung thư tế bào vảy, u mạch máu, ung thư biểu mô tế bào nhỏ)

Thở rít thì hít vào hoặc hai thì có thể nặng lên dần khi khối u phát triển

Soi thanh quản trực tiếp hoặc gián tiếp

Đo chức năng hô hấp với đường cong lưu lượng

ACE = men chuyển angiotensin; HiB =Haemophilus influenzae típ B; URI = nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Trong các chủ đề này