Sàng lọc ung thư

TheoRobert Peter Gale, MD, PhD, DSC(hc), Imperial College London
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 9 2024

    Đôi khi, ung thư có thể được phát hiện ở những bệnh nhân không có triệu chứng thông qua các lần khám thực thể và xét nghiệm sàng lọc thường xuyên. (Xem thêm Tổng quan về ung thư.)

    Khám phát hiện ung thư tuyến giáp, khoang miệng, da, hạch bạch huyết, tinh hoàn, tuyến tiền liệt và buồng trứng nên được đưa vào nội dung khám sức khỏe thường quy.

    Các xét nghiệm sàng lọc là các xét nghiệm được thực hiện ở những bệnh nhân không có triệu chứng nhưng có nguy cơ. Người ta sàng lọc ung thư vì chẩn đoán sớm có thể làm giảm tỷ lệ tử vong do bệnh bởi bệnh được chẩn đoán ở giai đoạn sớm có thể chữa khỏi. Phát hiện sớm có thể cho phép áp dụng liệu pháp ít triệt để hơn và giảm tác dụng bất lợi. Nguy cơ bao gồm kết quả dương tính giả, cần các xét nghiệm xác định lại và có thể gây lo lắng và tốn chi phí đáng kể (như sinh thiết, nội soi). Bên cạnh đó là kết quả âm tính giả có dẫn đến cảm giác yên tâm sai lầm, khiến bệnh nhân bỏ qua các triệu chứng khác.

    Việc sàng lọc ung thư nên được thực hiện trong những trường hợp sau:

    • Khi các nhóm nguy cơ cao riêng biệt có thể được xác định, chẳng hạn như những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú, buồng trứng, tuyến tụy, huyết học, đại tràng hoặc tuyến tiền liệt

    • Khi xét nghiệm sàng lọc được chứng minh là có lợi ích nhiều hơn rủi ro và được các cơ quan y tế có thẩm quyền khuyến cáo

    Lịch trình sàng lọc được đề xuất liên tục phát triển dựa trên các nghiên cứu đang diễn ra (xem bảng Quy trình sàng lọc ở những người không có triệu chứng có nguy cơ trung bình theo khuyến nghị của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ), Lực lượng đặc nhiệm các dịch vụ phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ (USPSTF) và Hiệp hội bác sĩ Hoa Kỳ (ACP). Những cân nhắc liên quan đến việc sàng lọc bao gồm việc hiểu biết ngày càng tăng rằng một số phát hiện (đặc biệt là ở mô tuyến tiền liệt và vú) có vẻ như là ung thư thực sự có thể không tiến triển thành ung thư trong suốt quãng đời còn lại của một người. Ví dụ: sàng lọc thường quy nồng độ kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA) trong máu ở nam giới và chụp nhũ ảnh thường quy ở nữ giới có thể dẫn đến kết quả sinh thiết mà bác sĩ giải phẫu bệnh coi là ung thư nhưng không biểu hiện lâm sàng là ung thư hoặc biểu hiện là ung thư không ảnh hưởng xấu đến thời gian sống thêm. Trong những trường hợp như vậy, mọi người có thể được điều trị ung thư (ví dụ phẫu thuật, hóa trị, xạ trị) mà không có lợi cho họ.

    Vấn đề quan trọng trong tầm soát là bao nhiêu người cần được tầm soát để ngăn ngừa một ca tử vong do ung thư và bao nhiêu người sẽ nhận được những can thiệp không cần thiết hoặc được quan tâm không cần thiết. Do những phức tạp này, có những tranh cãi đáng kể về những người nên được sàng lọc và ở độ tuổi nào cho những bệnh ung thư. Các khuyến nghị từ Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS), Lực lượng đặc nhiệm dịch vụ phòng ngừa Hoa Kỳ (USPSTF) và nhiều tổ chức chuyên khoa khác nhau có thể khác nhau. Hiệp hội bác sĩ Hoa Kỳ (ACP) đưa ra các khuyến nghị dựa trên việc xem xét các hướng dẫn hiện có và bằng chứng mà chúng bao gồm để tầm soát ung thư vúung thư đại tràng.

    Bảng