Giảm bạch cầu lympho

TheoDavid C. Dale, MD, University of Washington
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 4 2023

Giảm bạch cầu lympho là hiện tượng tổng lượng lympho đạt mức <1000/mcL ( < 1 × 10/L) ở người lớn hoặc < 3000/mcL (< 3 × 10/L) ở trẻ em < 2 tuổi. Tiếp theo bao gồm nhiễm trùng cơ hội và tăng nguy cơ rối loạn ác tính và tự miễn. Nếu xét nghiệm công thức máu cho thấy giảm bạch cầu lympho, nên tiến hành xét nghiệm xem có suy giảm miễn dịch không và phân tích các phân nhóm bạch cầu lympho, thường là sau khi bệnh nhân đã hồi phục sau bất kỳ biến cố cấp tính nào. Điều trị hướng trực tiếp vào bệnh lý nền.

Bạch cầu lympho là thành phần của hệ thống miễn dịch tế bào và bao gồm tế bào T, tế bào B và tế bào tiêu diệt tự nhiên (NK), tất cả đều có trong máu ngoại vi; khoảng 75% số bạch cầu lympho là tế bào T, 20% tế bào B và 5% tế bào NK. Vì bạch cầu lympho chỉ chiếm 20% đến 40% tổng số lượng bạch cầu (WBC), nên tình trạng giảm bạch cầu lympho có thể không được chú ý nếu số lượng bạch cầu được kiểm tra mà không làm công thức bạch cầu.

Số lượng lymphô bình thường ở người lớn từ 1000 đến 4800/mcL (1 đến 4,8 x109/L; ở trẻ < 2 tuổi, giá trị tiêu chuẩn là từ 3000 đến 9500/mcL (3 đến 9,5 × 109/L). Đối với trẻ 6 tuổi, giới hạn dưới của mức bình thường là 1500/mcL (1,5 x 109/L). Các phòng thí nghiệm khác nhau có thể có giá trị bình thường khác nhau nhẹ.

Gần 65% số tế bào T máu là tế bào T CD4 + (trợ giúp). Vì vậy, hầu hết các bệnh nhân bị giảm bạch cầu đều có số lượng tế bào T giảm, đặc biệt là số lượng tế bào T CD4. Lượng tế bào T hỗ trợ CD4+ trung bình trong máu người trưởng thành là 1100/mcL (trong khoảng từ 300 đến 1300/mcL [1,1 x 109/L với khoảng từ 0,3 đến 1,3 x 109/L]), và lượng tế bào trung bình của một nhóm tế bào T lớn khác là tế bào CD8+ (tế bào ức chế) là 600/mcL (trong khoảng từ 100 đến 900/mcL).

Điều quan trọng cần lưu ý là bạch cầu lympho trong máu chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng số bạch cầu lympho và số lượng bạch cầu lympho có thể không phải lúc nào cũng tương quan với thành phần và số lượng bạch cầu lympho trong các mô dạng bạch huyết khác (ví dụ: hạch, lách) và mô không phải dạng lympho (ví dụ: phổi, gan). Tương tự như vậy, sự thiếu hụt các phân nhóm bạch cầu lympho cụ thể (ví dụ: tế bào CD8+, B, NK) cũng có thể bị bỏ sót.

Công cụ tính toán lâm sàng

Nguyên nhân của hiện tượng giảm bạch cầu lympho

Giảm bạch cầu lympho có thể do

  • Mắc phải

  • Di truyền

Giảm bạch cầu lympho mắc phải

Giảm bạch cầu lympho có thể xảy ở một số rối loạn khác (xem bảng Nguyên nhân gây giảm bạch cầu lympho).

Các nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm

  • Suy dinh dưỡng protein-năng lượng

  • Nhiễm HIV

  • COVID-19

  • Một số bệnh nhiễm vi-rút khác

Suy dinh dưỡng do thiếu protein-năng lượng là nguyên nhân phổ biến nhất toàn cầu.

Giảm bạch cầu lympho thường thoáng qua do nhiều bệnh nhiễm trùng do vi rút và vi khuẩn, nhiễm trùng huyết, điều trị bằng corticosteroid và phản ứng với căng thẳng gây ra.

Bệnh nhân nhiễm HIV thường bị giảm bạch cầu lympho, phát sinh từ tiêu hủy các tế bào T CD4+ bị nhiễm vi-rút HIV (1). Giảm bạch cầu lympho cũng có thể phản ánh sự suy giảm sản sinh lympho do sự phá hủy cấu trúc tuyến ức hoặc mô lympho. Trong vi rút huyết cấp tính do HIV hoặc các loại vi rút khác, các bạch cầu lympho có thể bị tiêu hủy nhanh chóng do nhiễm vi rút đang hoạt động, có thể bị mắc kẹt trong lách hoặc các hạch bạch huyết, hoặc có thể di chuyển đến đường hô hấp.

Bệnh nhân mắc COVID-19 cũng thường xuyên bị giảm bạch cầu lympho (35% đến 83% số bệnh nhân) (2). Lượng tế bào lympho thấp báo hiệu tình trạng không khả quan và khả năng cao phải nhập viện vào khu ICU và tử vong vì căn bệnh này. Nguyên nhân của chứng giảm bạch cầu vẫn chưa được hiểu hoàn toàn, nhưng COVID-19 có thể lây nhiễm trực tiếp vào các tế bào lympho và có khả năng xảy ra cơ chế apoptosis (cơ chế chết tế bào theo chương trình) liên quan đến cytokine của các tế bào.

Giảm bạch cầu lympho có thể xảy ra với u lympho, bệnh sacoit, các bệnh tự miễn dịch như lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp hoặc bệnh nhược cơ và bệnh lý ruột mất protein do bệnh đường tiêu hóa hoặc viêm màng ngoài tim co thắt.

Giảm bạch cầu lympho do điều trị là do hóa trị liệu gây độc tế bào, xạ trị hoặc sử dụng globulin chống bạch cầu lympho (hoặc các kháng thể bạch cầu lympho khác như là rituximab). Điều trị kéo dài bệnh vẩy nến sử dụng psoralen và tia cực tím có thể phá huỷ tế bào T. Glucocorticoids có thể gây hủy hoại lympho. Liệu pháp glucocorticoid lâu dài có thể gây tiêu hủy bạch cầu lympho, cũng như hội chứng Cushing.

Giảm bạch cầu lympho di truyền

Giảm bạch cầu lympho di truyền (xem bảng Nguyên nhân gây giảm bạch cầu lympho) thường xảy ra ở

Nó có thể xảy ra với các rối loạn suy giảm miễn dịch di truyền và các rối loạn liên quan đến việc sản sinh bạch cầu lympho bị suy giảm (3). Các rối loạn di truyền khác, chẳng hạn như Hội chứng Wiskott-Aldrich, thiếu adenosine deaminase, và thiếu purine nucleoside phosphorylase, có thể liên quan đến sự tăng phá hủy tế bào T. Trong nhiều rối loạn, sự sản xuất kháng thể cũng thiếu. Hội chứng WHIM (mụn cóc, hạ đường huyết, nhiễm trùng và myelokathexis) là một rối loạn di truyền hiếm gặp với tình trạng giảm bạch cầu trung tính và giảm bạch cầu lympho do sự di chuyển bất thường của bạch cầu cùng với sự lưu giữ các bạch cầu trung tính trưởng thành trong tủy xương. Trong nhiều rối loạn này, việc sản xuất kháng thể cũng bị thiếu hụt.

Bảng
Bảng

Tài liệu tham khảo về căn nguyên

  1. 1. Moir S, Chun TW, Fauci AS: Pathogenic mechanisms of HIV disease. Annu Rev Pathol 6:223-6248, 2011 doi: 10.1146/annurev-pathol-011110-130254

  2. 2. Agbuduwe C, Basu S: Haematological manifestations of COVID-19: From cytopenia to coagulopathy. Eur J Haematol 105(5):540-546, 2020 doi: 10.1111/ejh.13491

  3. 3. Puck JM: Newborn screening for severe combined immunodeficiency and T-cell lymphopenia Immunol Rev 287(1):241-252, 2019 doi: 10.1111/imr.12729.

Triệu chứng và Dấu hiệu của Chứng giảm bạch cầu lympho

Giảm bạch cầu lympho thường không có triệu chứng. Tuy nhiên, dấu hiệu của rối loạn liên quan có thể bao gồm

  • Không có hoặc giảm bớt amiđan hoặc hạch bạch huyết, biểu hiện của tình trạng suy giảm miễn dịch tế bào

  • Các bất thường về da (ví dụ: rụng tóc, chàm, viêm da mủ, giãn mao mạch, mụn cóc)

  • Bằng chứng của bệnh huyết học (ví dụ, xanh, chấm xuất huyết, vàng da, loét miệng)

  • Hạch to nhiều nơi, lách to, có thể gợi ý nhiễm HIV hoặc là u lympho Hodgkin

Bệnh nhân giảm tế bào lympho bị nhiễm trùng tái diễn hoặc phát triển nhiễm trùng với vi khuẩn ít gặp. Viêm phổi do Pneumocystis jirovecii, cytomegalovirus, rubeola, và varicella thường gây tử vong. Giảm bạch cầu lympho cũng là một yếu tố nguy cơ cho sự phát triển của các bệnh ung thư và các rối loạn tự miễn.

Chẩn đoán Chứng giảm bạch cầu lympho

  • Có dấu hiệu lâm sàng (nhiễm trùng tái diễn hoặc bất thường)

  • Công thức máu toàn bộ (CBC) với sự khác biệt

  • Đếm số lượng nhóm phụ lympho và đo nồng độ globulin miễn dịch

Nghi ngờ giảm bạch cầu lympho ở những bệnh nhân bị nhiễm vi rút, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng tái phát nhưng thường được phát hiện tình cờ khi có công thức máu. Viêm phổi do P. jirovecii, cytomegalovirus, rubeola, hoặc viêm phế quản varicella có giảm bạch cầu thường nghĩ dến suy giảm miễn dịch.

Cần đếm số lượng nhóm phụ lympho ở những bệnh nhân có giảm bạch cầu. Cần định lượng globulin miễn dịch để đánh giá sản xuất kháng thể. Bệnh nhân có tiền sử nhiễm trùng tái phát cần phải được đánh giá đầy đủ trong phòng thí nghiệm về tình trạng suy giảm miễn dịch, ngay cả khi kết quả xét nghiệm sàng lọc ban đầu là bình thường.

Điều trị Chứng giảm bạch cầu lympho

  • Điều trị nhiễm trùng liên quan

  • Điều trị bệnh nền

  • Đôi khi truyền hoặc tiêm dưới da globulin miễn dịch

  • Có thể là ghép tế bào gốc tạo máu

Trong các trường hợp giảm bạch cầu lympho mắc phải, giảm bạch cầu thường chấm dút khi đã loại bỏ hoặc điều trị thành công nguyên nhân. Truyền hoặc tiêm dưới da globulin miễn dịch được nếu bệnh nhân có thiếu immunoglobulin mạn tính, giảm bạch cầu lympho và nhiễm trùng tái diễn. Ghép tế bào gốc tạo máu có thể được xem xét cho tất cả các bệnh nhân suy giảm miễn dịch bẩm sinh và có thể được chữa khỏi.

Tránh tiêm vắc xin sống (vì nguy cơ gây nhiễm trùng) ở những bệnh nhân này. Vắc xin không hoạt động hoặc tái tổ hợp là an toàn, nhưng hiệu quả của chúng là khác nhau tùy thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng của giảm bạch cầu.

Những điểm chính

  • Giảm bạch cầu lympho thường là do AIDS, hoặc gần đây là do COVID-19, nhưng chứng bệnh cũng có thể do di truyền hoặc gây ra bởi các bệnh nhiễm trùng khác nhau, do thuốc hoặc rối loạn tự miễn dịch.

  • Bệnh nhân bị nhiễm vi rút, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng tái phát.

  • Cần đếm số lượng nhóm phụ lympho và định lượng globulin miễn dịch.

  • Điều trị thường hướng vào nguyên nhân, nhưng đôi khi, có thể truyền hoặc tiêm dưới da globulin miễn dịch hoặc ghép tế bào gốc ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch bẩm sinh có kết quả tốt.

  • Tránh tiêm vắc xin sống cho những bệnh nhân này.