Hầu hết các tổn thương niệu quản xảy ra trong quá trình phẫu thuật. Các thủ thuật thường gây tổn thương niệu quản bao gồm nội soi niệu quản, cắt tử cung, cắt đại tràng, phẫu thuật phình động mạch chủ bụng. Cơ chế tổn thương bao gồm thắt, vết thương bên, co kéo, đụng dập, tổn thương mạch máu, xoắn và bỏng điện
Tổn thương niệu quản không do can thiệp chiếm chỉ 1 đến 3% các trường hợp chấn thương hệ tiết niệu sinh dục. Thường là kết quả của vết thương do súng đạn và hiếm khi từ vết thương đâm chém. Ở trẻ em, chấn thương do đẩy thường gặp hơn và xảy ra ở ngã ba bể thận niệu quản. Các biến chứng bao gồm rò nước tiểu trong khoang phúc mạc hoặc khoang sau phúc mạc; áp xe quanh thận; rò (ví dụ: rò niệu quản - âm đạo, rò niệu quản - da); và co thắt niệu quản, tắc nghẽn, hoặc cả hai.
Chẩn đoán chấn thương niệu quản
Chẩn đoán hình ảnh, phẫu thuật thăm dò, hoặc cả hai
Nghi ngờ chẩn đoán chấn thương niệu quản trên cơ sở hỏi bệnh và đòi hỏi nghi ngờ cao, bởi vì triệu chứng không đặc hiệu và không có đái máu đại thể ở > 30% số bệnh nhân. Chẩn đoán được xác nhận bằng chẩn đoán hình ảnh (ví dụ: chụp CT có thuốc cản quang bao gồm các hình ảnh giai đoạn trễ, chụp niệu đạo ngược dòng), phẫu thuật thăm dò, hoặc cả hai. Sốt, đau vùng hông thưng, tắc ruột kéo dài, rò nước tiểu, tắc nghẽn, và nhiễm trùng là dấu hiệu muộn phổ biến nhất. Các dấu hiệu trong khi phẫu thuật gợi ý chấn thương niệu quản bao gồm rò rỉ nước tiểu, bầm tím niệu quản hoặc giảm nhu động. Chẩn đoán có thể được hỗ trợ thêm bằng cách tiêm thuốc nhuộm (ví dụ, carmine chàm, xanh methylen) vào tĩnh mạch hoặc tiêm vào niệu quản.
Điều trị chấn thương niệu quản
Đối với tổn thương nhẹ, dẫn lưu thận qua da hoặc đặt JJ niệu quản
Đối tổn thương nặng, cần phẫu thuật để sửa chữa
Tất cả các tổn thương đều cần can thiệp. Một ống dẫn lưu thận qua da chuyển hướng và/hoặc đặt stent niệu quản (ngược dòng hoặc ngược chiều) thường là đủ cho các chấn thương nhẹ (ví dụ: đụng giập hoặc cắt ngang một phần). Các chấn thương niệu quản nhỏ do điều trị trong phẫu thuật chẳng hạn như vết rách một phần có thể được kiểm soát bằng cách khâu đóng trực tiếp. Trong trường hợp thắt niệu quản ngoài ý muốn bằng chỉ khâu, chỉ cần loại bỏ chỉ khâu là đủ. Tất cả các phần điều trị cần phải được đặt stent.
Các chấn thương nặng (ví dụ: chấn thương cắt ngang hoàn toàn hoặc chấn thương giật) thường cần phải thực hiện các kỹ thuật tái tạo, mở hoặc nội soi, tùy thuộc vào vị trí và mức độ của các chấn thương đó. Những kỹ thuật này bao gồm tái tạo niệu quản, nối niệu quản ban đầu, vạt bàng quang trước (Boari), phẫu thuật nối niệu quản qua niệu quản, đặt hồi tràng, và phương án cuối cùng là cấy ghép tự thân. Ở những bệnh nhân không ổn định, phương pháp kiểm soát tổn thương được sử dụng theo đó niệu quản được dẫn lưu tạm thời và trì hoãn xử trí dứt điểm.
Những điểm chính
Hầu hết các tổn thương niệu quản xảy ra trong quá trình phẫu thuật.
Đối với chấn thương niệu quản do chấn thương bên ngoài, duy trì chỉ số nghi ngờ cao vì những phát hiện này không đặc hiệu và thường có đái máu.