Vi khuẩn được phân loại theo nhu cầu và sự dung nạp oxy của chúng:
Không bắt buộc: Có thể phát triển hiếu khí hoặc kị khí trong điều kiện có hoặc không có oxy
Ưa vi khí: Yêu cầu nồng độ oxy thấp (ví dụ 2%-10%), và đối với nhiều loại, cần nồng độ carbon dioxide cao (ví dụ 10%); phát triển rất kém trong điều kiện kị khí
Kỵ khí bắt buộc: Không thể chuyển hóa trong điều kiện hiếu khí nhưng có thể chịu được oxy ở nhiều mức độ.
Vi khuẩn kị khí bắt buộc sẽ nhân lên ở nơi có nồng độ oxy thấp (ví dụ, mô hoại tử, mô không có mạch máu). Ôxy là chất độc đối với chúng. Các vi khuẩn kị khí bắt buộc được phân loại dựa trên khả năng chịu oxy của chúng:
Tuyệt đối: Chỉ chịu được nồng độ oxy ≤ 0,5%
Vừa: Dung nạp được với oxy từ 2 đến 8%
Kị khí có dung nạp được oxy: Chịu được oxy trong khí quyển trong một thời gian ngắn
Các vi khuẩn kị khí bắt buộc gây nhiễm trùng nhìn chung có thể chịu được oxy trong khí quyển ít nhất 8 giờ và thường tới 72 giờ.
Vi khuẩn kị khí bắt buộc là thành phần chính của hệ vi sinh vật bình thường trên màng nhầy, đặc biệt là khoang miệng (nướu, răng và hầu), đường tiêu hóa dưới (GI) và âm đạo; những vi khuẩn kị khí này gây bệnh khi hàng rào niêm mạc bình thường bị phá vỡ.
Vi khuẩn kị khí gram âm và một số nhiễm trùng do chúng gây ra bao gồm
Bacteroides (phổ biến nhất): Nhiễm trùng trong ổ bụng
Fusobacterium sp: Fusobacterium: các apxe, nhiễm trùng vết thương, nhiễm trùng phổi và nhiễm trùng nội sọ.
Porphyromonas: Viêm phổi hít và viêm quanh răng
Prevotella: Nhiễm trùng trong ổ bụng, nha khoa, phụ khoa và mô mềm
Kị khí Gram dương và một số nhiễm trùng do chúng gây ra bao gồm
Actinomyces: Nhiễm trùng ở đầu, cổ, bụng, xương, vùng chậu và viêm phổi do hít (nhiễm actinomycosis)
Clostridia: Nhiễm trùng trong ổ bụng (ví dụ: viêm ruột hoại tử do clostridial), nhiễm trùng mô mềm và hoại thư sinh hơi do C. perfringens; ngộ độc thực phẩm do C. perfringens type A; ngộ độc do botulinum và ngộ độc do botulinum ở trẻ sơ sinh do C. botulinum; uốn ván do C. tetani; và Clostridioides (trước đây là Clostridium) difficile do viêm đại tràng và tiêu chảy (viêm đại tràng giả mạc)
Peptostreptococcus và Finegoldia (trước đây là Peptostreptococcus magnus): Nhiễm trùng trong miệng, đường hô hấp, xương và khớp, mô mềm và nhiễm trùng trong ổ bụng
Cutibacterium (trước đây là Propionibacterium): Nhiễm trùng do dị vật (ví dụ: trong luồn thông dịch não tủy, khớp giả hoặc thiết bị tim); mụn trứng cá thông thường
Nhiễm trùng kị khí điển hình là tạo mủ, hình thành áp xe và hoại tử mô; đôi khi có huyết khối tĩnh mạch nhiễm khuẩn, sinh hơi hoặc cả hai. Nhiều vi khuẩn kị khí tạo ra các enzym phá hủy mô, cũng như một số độc tố gây tê liệt mạnh nhất được biết đến (ví dụ: độc tố thần kinh C. botulinum và C. tetani).
Thông thường, nhiều loài vi khuẩn kị khí có mặt trong mô tổn thương; vi khuẩn hiếu khí cũng thường xuyên có mặt (nhiễm trùng kị khí hỗn hợp).
Các dấu hiệu gợi ý nhiễm trùng kị khí bao gồm:
Kết quả đa vi khuẩn trên tiêu bản nhuộm Gram hoặc nuôi cấy
Vi khuẩn được nhìn thấy trên nhuộm Gram, nhưng môi trường nuôi cấy hiếu khí là vô trùng
Khí trong mủ hoặc trong mô tổn thương
Mủ hoặc mô tổn thương có mùi thối
Hoại tử mô tổn thương
Khu vực nhiễm trùng gần niêm mạc, nơi có vi khuẩn kị khí trong hệ vi sinh vật bình thường
Xét nghiệm
Bệnh phẩm nuôi cấy kị khí nên được lấy bằng chọc hút hoặc sinh thiết từ những vị trí vốn vô trùng. Việc vận chuyển đến phòng thí nghiệm phải nhanh chóng và các thiết bị vận chuyển phải cung cấp bầu không khí không có oxy của carbon dioxide, hydro và nitơ. Que tăm bông lấy bệnh phẩm được vận chuyển tốt nhất trong môi trường nửa rắn, được tiệt trùng kị khí, chẳng hạn như công thức khử sơ bộ kị khí của môi trường vận chuyển Cary-Blair.