Bệnh Onchocerciasis (Mù sông)

TheoChelsea Marie, PhD, University of Virginia;
William A. Petri, Jr, MD, PhD, University of Virginia School of Medicine
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 9 2022

Onchocerciasis là một bệnh nhiễm giun chỉ do Onchocerca volvulus. Ruồi đe (loài Simulium) có nhiệm vụ truyền bệnh. Triệu chứng là nốt dưới da, ngứa, viêm da, bệnh hạch, teo da và sẹo, và tổn thương mắt có thể dẫn đến mù lòa. Chẩn đoán bằng cách tìm ra các ấu trùng trên da, giác mạc, hoặc tiền phòng mắt; xác định giun trưởng thành ở nốt dưới da; hoặc sử dụng phản ứng khuếch đại chuỗi polymerase (PCR) để phát hiện DNA ký sinh trùng. Điều trị là với ivermectin.

(Xem thêm Tiếp cận bệnh ký sinh trùngTổng quan về nhiễm giun chỉ.)

Ước tính có khoảng 21 triệu người bị nhiễm onchocerciasis trên toàn thế giới; khoảng 14,6 triệu người mắc bệnh về da và 1,15 triệu người bị suy giảm hoặc mất thị lực. Bệnh onchocerciasis là nguyên nhân thứ 2 gây mù lòa do truyền nhiễm trên toàn thế giới (sau bệnh mắt hột).

Bệnh Onchocerciasis phổ biến nhất ở các vùng nhiệt đới và cận Sahara ở Châu Phi. Các ổ nhỏ tồn tại ở Yemen và dọc theo biên giới Venezuela với rừng Amazon của Brazil. Mù vì bệnh do Onchocerca volvulus khá hiếm ở châu Mỹ; Colombia, Ecuador, Mexico và Guatemala đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố không có bệnh do Onchocerca volvulus. Những người sống hoặc làm việc gần suối hoặc sông chảy xiết là những người có khả năng bị nhiễm bệnh cao nhất. Ngoài người dân, những người đi du lịch dài hạn (ví dụ, nhà truyền giáo, nhân viên cứu trợ, nhà nghiên cứu thực địa) cũng có nguy cơ mắc bệnh.

Sinh lý bệnh của Onchocerciasis

Bệnh Onchocerciasis lây lan bởi ruồi đen (chủng Simulium) phát triển trong dòng suối chảy nhanh (do đó, có thuật ngữ mù sông). Cần có nhiều vết cắn của ruồi đe trước khi bệnh phát triển.

Ấu trùng xâm nhập vào da trong lúc cắn của loài ruồi đen phát triển thành những con giun trưởng thành trong 12-18 tháng. Giun cái trưởng thành có thể sống đến 15 năm ở các nốt dưới da. Con cái có chiều dài từ 33 đến 50 cm; con đực có độ dài từ 19 đến 42 mm. Giun trưởng thành đẻ ra các vi ấu trùng di chuyển chủ yếu qua da và xâm nhập mắt.

Các triệu chứng và dấu hiệu của onchocerciasis

Onchocerciasis thường ảnh hưởng

  • Da (nốt sần, viêm da)

  • Mắt

Nốt

Các nốt dưới da (hoặc sâu hơn) (onchocercoma) chứa giun trưởng thành có thể nhìn thấy hoặc sờ thấy nhưng không có triệu chứng. Chúng bao gồm các tế bào viêm và mô liên kết ở các tỷ lệ khác nhau. Các nốt cũ có thể bã đậu hoặc vôi hoá.

Bệnh nhân có thể có hạch to, bẹn, hoặc các hạch bạch huyết khác. Có thể xuất hiện sưng khu trú của cơ quan sinh dục và thoát vị bẹn.

Bệnh da

Viêm da onchocercal là do giai đoạn sinh ra vi ấu trùng gây ra. Ngứa có thể là triệu chứng duy nhất ở những người mắc bệnh nhẹ.

Các tổn thương da thường bao gồm ban sần da khó phân biệt cùng với các tổn thương loét, lichen hoá thứ phát, và hạch to nhẹ đến trung bình. Các bất thường da khác có thể bao gồm nếp nhăn sớm, teo da, giảm sắc tố và mất độ đàn hồi. Trong những trường hợp nặng, bệnh nhân có thể xuất hiện nếp gấp da ở teo và dưới đùi ("háng treo").

Viêm da Onchocercal được thấy ở hầu hết các bệnh nhân, tuy nhiên ở Yemen và Sudan một dạng viêm da chàm đã được mô tả ở quy mô địa phương và được mô tả rõ ràng với sự biến đổi tăng sừng hoá, thay đổi đóng vảy và sắc tố (Sowdah).

Bệnh về mắt

Sự tổn thương của mắt bao gồm từ khiếm thị nhẹ đến mù hoàn toàn. Các tổn thương tiền phòng mắt bao gồm:

  • Viêm giác mạc đốm (bông tuyết) (viêm nhiễm cấp tính thâm nhiễm quanh vi ấu trùng chết nhưng tự giới hạn mà không gây tổn thương vĩnh viễn)

  • Viêm kết mạc xơ hoá (sự xâm nhập của các mô seọ có thể gây lệch vị trí thuỷ tinh thể và mù)

  • Viêm màng bồ đào (có thể làm biến dạng con ngươi)

Viêm màng mạch võng mạc, viêm dây thần kinh thị giác, và teo mắt cũng có thể xảy ra.

Chẩn đoán onchocerciasis

  • Soi da bằng kính hiển vi hoặc sinh thiết

  • Kiểm tra đèn chiếu của giác mạc vàtiền phòng mắt

Chứng minh có ấu trùng giun chỉ trong lát cắt da hoặc sinh thiết là phương pháp chẩn đoán truyền thống để tìm onchocerciasis; nhiều lấy nhiều mẫu bệnh phẩm (xem bảng Thu thập và Xử lý Bệnh phẩm Chẩn đoán Nhiễm ký sinh trùng bằng kính hiển vi). Các phương pháp dựa trên PCR để phát hiện DNA ký sinh trùng trong các mẫu da nhạy cảm hơn các kỹ thuật chuẩn nhưng chỉ có sẵn trong các cơ sở nghiên cứu.

Vi ấu trùng cũng có thể được nhìn thấy trong giác mạc và buồng trước của mắt trong khi kiểm tra bằng đèn khe.

Phát hiện kháng thể có giá trị giới hạn; có sự phản ứng chéo kháng nguyên đáng kể giữa giun chỉ và giun sán khác, và xét nghiệm huyết thanh dương tính không phân biệt giữa nhiễm trùng trong quá khứ và hiện tại.

Nốt sần có thể sờ được (hoặc các nốt sâu phát hiện qua siêu âm hoặc MRI) có thể được cắt ra và xét nghiệm tìm giun trưởng thành, nhưng thủ thuật này hiếm khi cần thiết.

Điều trị onchocerciasis

  • Ivermectin

Ivermectin, lựa chọn điều trị chính, làm giảm sự xuất hiện của vi ấu trùng trong da và mắt và làm giảm sự sản sinh vi ấu trùng trong nhiều tháng. Nó không giết giun cái trưởng thành, nhưng liều tích lũy làm giảm khả năng sinh sản của chúng. Ivermectin được dùng như một liều uống 150 mcg/kg, lặp lại từ 6 đến 12 tháng. Thời gian điều trị tối ưu không chắc chắn. Mặc dù việc điều trị hàng năm về mặt lý thuyết có thể được đối với tuổi thọ của con cái (10 đến 14 năm), nó thường bị ngừng sau vài năm nếu viêm ngứa đã được điều trị và không có bằng chứng nào của phát hiện vi ấu trùng bằng sinh thiết da hoặc khám mắt.

Tác dụng phụ của thuốc ivermectin tương tự như chất diethylcarbamazine (DEC) nhưng ít gặp hơn và ít nghiêm trọng hơn. DEC không được sử dụng cho bệnh onchocerciasis bởi vì nó có thể gây phản ứng quá mẫn (Mazzotti) phản ứng với các kháng nguyên giun chỉ được giải phóng, có thể làm tổn thương da và mắt và dẫn đến trụy tim mạch.

Trước khi điều trị bằng ivermectin, bệnh nhân nên được đánh giá tình trạng đồng nhiễm với loa loa, một loại ký sinh trùng giun chỉ khác, nếu họ đã từng đến các khu vực ở Trung Phi nơi cả hai loại ký sinh trùng này đều lây truyền vì ivermectin có thể gây phản ứng nặng ở những bệnh nhân đồng nhiễm loa loa nặng.

Ngọc trai & cạm bẫy

  • Trước khi điều trị onchocerciasis với ivermectin, không bao gồm đồng nhiễm với Loa loa nếu bệnh nhân đã tiếp xúc với ký sinh trùng này ở Trung Phi.

Doxycycline có thể giết chết vi khuẩn cộng sinh Wolbachia, mà O. volvulus đòi hỏi để sống còn và sự phát triển của phôi thai. Doxycycline giết chết > 60% giun cái trưởng thành và khử trùng hoặc làm giảm khả năng sinh sản của những con còn sống nhưng doxycycline không giết được ấu trùng giun chỉ. Doxycycline có thể được dùng 1 tuần sau liều duy nhất ban đầu của ivermectin 150 mcg/kg, với liều 100 mg uống một hoặc hai lần một ngày trong 6 tuần. Do có khả năng gặp khó khăn trong việc tuân thủ phác đồ kéo dài này, nên vẫn chưa rõ liệu nó có cải thiện kết quả của phương pháp điều trị chỉ dùng ivermectin hay không.

Phẫu thuật cắt bỏ các u onchocerco có thể tiếp cận có thể làm giảm số lượng vi ấu trùng trên da, nhưng nó đã được thay thế bằng liệu pháp ivermectin.

Phòng ngừa Onchocerciasis

Không có thuốc nào được chứng minh là có khả năng chống lại nhiễm trùng O. volvulus. Tuy nhiên, việc sử dụng ivermectin hàng năm hoặc nửa năm cho quần thể ở những vùng lưu hành bệnh sẽ kiểm soát hiệu quả bệnh cận lâm sàng và bệnh chưa được chẩn đoán và do đó có thể làm giảm sự lây truyền. Bệnh do Onchocerca volvulus hầu như đã bị tiêu diệt ở các nước Tây Phi tham gia (ngoại trừ Sierra Leone) bằng cách phun thuốc trừ sâu trên không tại các địa điểm sinh sản Simulium và điều trị bằng ivermectin cho các bệnh nhân trong Chương trình Kiểm soát onchocerciasis do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tài trợ đã kết thúc vào năm 2002. Việc điều trị trên quy mô lớn với ivermectin đã dẫn đến việc loại bỏ bệnh do Onchocerca volvulus khỏi một số khu vực lưu hành bệnh và đang tiếp tục ở những nơi bệnh vẫn tồn tại (WHO: bệnh do Onchocerca volvulus).

Vết đốt do Simulium có thể được giảm thiểu bằng cách tránh những khu vực bị ô nhiễm bởi ruồi, bằng cách mặc quần áo bảo vệ, và có thể bằng cách tự do áp dụng các chất chống côn trùng.

Những điểm chính

  • Onchocerciasis là một bệnh nhiễm giun chỉ gây ra các tổn thương da, phát ban, và, quan trọng hơn, bệnh mắt, dẫn đến thị lực kém và đôi khi mù.

  • Chẩn đoán bằng kiểm tra mắt bằng kính hiển vi và kiểm tra bằng kính hiển vi của một vết cắt da; nếu có, xét nghiệm PCR có thể hữu ích.

  • Điều trị bằng thuốc ivermectin để diệt vi ấu trùng và giảm khả năng sinh sản của sâu giun cái; ivermectin không giết giun trưởng thành.

  • Trước khi điều trị bằng Ivẻmectin, bệnh nhân cần được đánh giá đồng nhiễm với Loa loa nếu họ đã được ở các khu vực của Trung Phi, nơi cả hai ký sinh trùng được truyền đi.