Ngộ độc Sắt

TheoGerald F. O’Malley, DO, Grand Strand Regional Medical Center;
Rika O’Malley, MD, Grand Strand Medical Center
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 6 2022

Ngộ độc sắt là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em. Các triệu chứng bắt đầu với viêm dạ dày ruột cấp, theo sau là giai đoạn im lặng, sau đó là sốc và suy gan. Chẩn đoán là bằng cách đo nồng độ sắt trong huyết thanh, phát hiện viên thuốc chứa sắt cản quang trong đường tiêu hoá, hoặc toan chuyển hóa không giải thích được ở bệnh nhân với những triệu chứng khác cho thấy ngộ độc sắt. Điều trị quan trong nhất với ngộ độc sắt là rửa ruột toàn bộ và liệu pháp gắp sắt với deferoxamine truyền tĩnh mạch.

(Xem thêm Nguyên tắc chung về Ngộ độc.)

Nhiều người thường sử dụng các chế phẩm không kê toa (OTC) có chứa sắt. Trong số nhiều hợp chất sắt được sử dụng trong OTC và các chế phẩm theo đơn, phổ biến nhất là

  • Sắt sulfate (20% nguyên tố sắt)

  • Sắt Gluconat (sắt nguyên tố 12%)

  • Sắt Fumarat (33% sắt nguyên tố)

Đối với trẻ em, viên sắt có thể trông giống như bánh kẹo. Vitamin tổng hợp trước khi sinh là nguồn cung cấp chất sắt trong hầu hết các trường hợp trẻ ăn phải chất sắt gây chết người. Vitamin tổng hợp có thể nhai chứa sắt thường có những lượng nhỏ mà độc tính hiếm khi xảy ra.

Sinh lý bệnh của ngộ độc sắt

Sắt có độc tính đối với hệ thống đường ruột, hệ thống tim mạch và hệ thần kinh trung ương. Các cơ chế cụ thể không rõ ràng, nhưng sắt dư thừa được đưa vào quá trình hoạt động của enzym và gây cản trở phosphoryl hóa oxy hóa, gây ra tình trạng toan chuyển hóa. Sắt cũng xúc tác sự hình thành các gốc tự do, hoạt động như một chất oxy hoá, và khi liên kết protein huyết tương được bão hòa, kết hợp với nước tạo thành sắt hydroxit và H+ ion, làm tăng toan chuyển hóa. Rối loạn đông máu có thể xuất hiện sớm do ảnh hướng đến các yếu tố đông máu và sau đó do tổn thương gan.

Độc tính phụ thuộc vào lượng sắt nguyên tố đã được ăn vào. Dưới 20 mg/kg sắt nguyên tố không độc hại, từ 20 đến 60 mg/kg từ nhẹ đến trung bình, và > 60 mg/kg có thể gây ra triệu chứng nặng và tử vong.

Các triệu chứng và dấu hiệu của ngộ độc sắt

5 Các triệu chứng ngộ độc sắt xảy ra trong (xem bảng giai đoạn); ; tuy nhiên, triệu chứng và tiến triển của các bệnh nhân rất khác nhau. Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng giai đoạn 1 thường phản ánh mức độ nghiêm trọng của ngộ độc; các triệu chứng giai đoạn cuối chỉ phát triển khi các triệu chứng ở giai đoạn 1 là vừa hoặc nặng. Nếu không có triệu chứng phát triển trong vòng 6 giờ đầu sau khi nuốt phải, nguy cơ độc tính nghiêm trọng là rất ít. Nếu sốc và hôn mê phát triển trong vòng 6 giờ đầu tiên, tỷ lệ tử vong khoảng 10%.

Bảng
Bảng

Chẩn đoán ngộ độc sắt

  • X-quang bụng

  • Xác định sắt huyết thanh, điện giải, và pH máu 3 đến 4 giờ sau khi ngộ độc

Ngộ độc sắt nên được xem xét khi ngộ độc hỗn hợp nhiều thuốc (vì sắt có ở mọi nơi) và ở trẻ nhỏ được tiếp xúc với sắt và toan chuyển hóa không giải thích được hoặc viêm dạ dày ruột nặng hoặc xuất huyết. Vì trẻ thường chia sẻ, anh chị em ruột và bạn cùng chơi của trẻ nhỏ đã ăn phải chất sắt nên cũng cần được đánh giá.

X-quang bụng thường được khuyến cáo để xác định ngộ độc; nó phát hiện viên sắt nguyên vẹn hoặc không nhưng bỏ lỡ viên nhai và tan, chất lỏng sắt chuẩn bị, và sắt trong chế phẩm multivitamin. Xác định sắt huyết thanh, điện giải, và pH máu 3 đến 4 giờ sau khi ngộ độc. Độc tính được giả định nếu nghi ngờ nuốt phải kèm theo bất kỳ điều nào sau đây:

  • Nôn ói và đau bụng

  • Nồng độ sắt huyết thanh > 350 mcg/dL (63 micromol/L)

  • Sắt nhìn thấy được trên tia X

  • Toan chuyển hóa không giải thích được

Nồng độ sắt có thể đánh giá mức độ ngô độc; tuy nhiên, nồng độ sắt một mình không dự đoán được mức độ ngộ độc một cách chính xác. Sắt liên kết thường không chính xác và không hữu ích trong chẩn đoán ngộ độc nghiêm trọng và không được khuyến cáo. Cách tiếp cận chính xác nhất là đánh giá sắt tự do trong huyết thanh, bicarbonate, và pH máu (tính toán khoảng trống Anion Gap); những kết quả này đánh giá cùng nhau, và các kết quả tương quan với tình trạng lâm sàng của bệnh nhân. Ví dụ, tình trạng ngộ độc tương quan với nồng độ sắt, toan chuyển hóa tăng khoảng trống anion, triệu chứng xấu đi, hoặc, điển hình, kết hợp của những triệu chứng này.

Thử nghiệm thử thách deferoxamine không còn được khuyến cáo để đánh giá khả năng quá liều sắt vì độ nhạy kém. Trong thử nghiệm này, deferoxamine, một chất thải sắt, được tiêm bắp, và các mẫu nước tiểu hàng loạt được đánh giá về màu cam đặc trưng hoặc màu nâu đỏ (nước tiểu vin rosé do ferrioxamine bài tiết).

Công cụ tính toán lâm sàng

Điều trị ngộ độc sắt

  • Rửa ruột toàn bộ

  • Ngộ độc nặng, deferoxamine truyền tĩnh mạch

Nếu các viên thuốc phóng xạ có thể nhìn thấy trên tia X bụng, rửa ruột toàn bộ với polyethylene glycol 1 đến 2 L/h đối với người lớn hoặc 25 đến 40 mL/kg/h đối với trẻ em được thực hiện lặp lại cho đến khi không có thấy sắt trên chụp X-quang bụng. Việc sử dụng sonde dạ dày mũi có thể là cần thiết để truyền dịch khối lượng lớn và cần phải được bảo vệ đường thở; đặt nội khí quản có thể là cần thiết (xem Đặt nội khí quản). Rửa dạ dày thường không có ích vì nôn có khuynh hướng làm trống dạ dày hiệu quả hơn. Than hoạt tính không hấp phụ sắt và chỉ nên sử dụng nếu các chất độc khác cũng được ăn vào.

Tất cả các bệnh nhân viêm dạ dày ruột nhẹ phải nằm viện. Bệnh nhân ngộ độc nặng (nhiễm toan chuyển hóa, sốc, viêm dạ dày ruột, hoặc nồng độ sắt huyết thanh > 500 mcg/dL [89,5 micromol/L]) được điều trị với deferoxamine tĩnh mạch để gắp sắt tự do trong huyết thanh. Deferoxamine truyền tĩnh mạch với liều lên đến 15 mg/kg/giờ, tăng liều cho đến khi hạ huyết áp xảy ra. Bởi vì cả deferoxamine và ngộ độc sắt có thể làm giảm HA, bệnh nhân dùng deferoxamine cần truyền dịch đầy đủ.

Những điểm chính

  • Ngộ độc sắt, giống như một số chất gây độc tế bào gan khác, có thể gây ra viêm dạ dày ruột, sau đó là giai đoạn im lặng, sau đó là sốc và suy gan.

  • Nghi ngờ ngộ độc sắt khi uống hỗn hợp (vì sắt ở mọi nơi) và ở trẻ nhỏ được tiếp xúc với sắt và toan chuyển hóa không giải thích được hoặc viêm dạ dày ruột nặng hoặc xuất huyết đường tiêu hóa.

  • Nghi ngờ tình trạng ngộ độc nặng với định lượng sắt, toan chuyển hóa, triệu chứng diễn biến xấu đi, hoặc kết hợp các triệu chứng với nhau.

  • Thực hiện rửa ruột toàn bộ cho đến khi chụp X-quang bụng không thấy cản quang.

  • Cho dùng deferoxamine đường tĩnh mạch để điều trị ngộ độc nặng (ví dụ, nhiễm toan chuyển hóa, sốc, viêm dạ dày ruột nặng, nồng độ sắt huyết thanh > 500 mcg/dL [89,5 micromol/L]).