Nhu cầu dinh dưỡng

TheoShilpa N Bhupathiraju, PhD, Harvard Medical School and Brigham and Women's Hospital;
Frank Hu, MD, MPH, PhD, Harvard T.H. Chan School of Public Health
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 2 2023

    Dinh dưỡng tốt nhằm đạt được và duy trì cấu trúc cơ thể như mong muốn và có tiềm năng cao cho hoạt động thể chất và tinh thần. Cân bằng năng lượng đưa vào với năng lượng tiêu hao là cần thiết để giữ một trọng lượng cơ thể mong muốn. Năng lượng tiêu hao phụ thuộc vào tuổi, giới tính, cân nặng (xem bảng Các chế độ ăn uống tham khảo), và trao đổi chất và hoạt động thể chất. Nếu năng lượng đưa vào vượt quá năng lượng tiêu hao, cân nặng sẽ tăng lên. Nếu năng lượng đưa vào thấp hơn năng lượng tiêu hao, sẽ bị giảm cân.

    Các nhu cầu chế độ ăn hàng ngày đối với các chất dinh dưỡng cần thiết cũng phụ thuộc vào tuổi, giới tính, cân nặng và trao đổi chất và hoạt động thể chất. Mỗi 5 năm một lần, Ủy ban Thực phẩm và Dinh dưỡng của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia/Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia và Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đưa ra khẩu phần tham khảo chế độ ăn (DRI) về protein, năng lượng và một số vitamin và khoáng chất (xem bảng Các chế độ ăn uống tham khảo, Khuyến cáo lượng vitamin sử dụng hàng ngày, và Hướng dẫn chế độ ăn uống hàng ngày). Đối với các vitamin và khoáng chất mà ít được biết đến, chế độ ăn đưa vào an toàn và đầy đủ được ước tính.

    Phụ nữ mang thaitrẻ sơ sinh có nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt.

    USDA xuất bản MyPlate, giúp mọi người phát triển một phong cách ăn uống lành mạnh và thực hiện các lựa chọn thực phẩm lành mạnh phù hợp với nhu cầu của mỗi cá thể. Các khuyến nghị được cá nhân hóa dựa trên độ tuổi, giới tính và hoạt động thể chất.

    Bảng
    Bảng

    Nói chung, lượng ăn được khuyến cáo giảm với tuổi già vì hoạt động thể chất có khuynh hướng giảm, dẫn đến tiêu tốn ít năng lượng.

    Các hướng dẫn chung sau đây được nhấn mạnh cho người lớn và trẻ em (1):

    • Thực hiện theo một mô hình chế độ ăn uống lành mạnh ở mọi giai đoạn cuộc sống

    • Tùy chỉnh và thưởng thức các lựa chọn thực phẩm và đồ uống giàu chất dinh dưỡng để phản ánh sở thích cá nhân, truyền thống văn hóa và cân nhắc ngân sách

    • Tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu của nhóm thực phẩm bằng các loại thực phẩm và đồ uống giàu chất dinh dưỡng, đồng thời duy trì trong giới hạn calo

    • Hạn chế thực phẩm và đồ uống có nhiều đường bổ sung, chất béo bão hòa và natri, đồng thời hạn chế đồ uống có cồn

    Cung cấp chất lỏng đầy đủ cũng rất quan trọng.

    Phạm vi phân phối chất dinh dưỡng đa lượng có thể chấp nhận được đối với chất béo là từ 20 đến 35% tổng lượng calo tiêu thụ và axit béo bão hòa phải chiếm < 7%. Cung cấp quá nhiều chất béo bão hòa góp phần vào chứng xơ vữa động mạch. Thay thế axit béo không bão hòa đa cho chất béo no có thể làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch.

    Thường xuyên sử dụng các chất bổ sung dinh dưỡng không cần thiết hoặc không có lợi; một số chất bổ sung có thể có hại. Ví dụ: dư thừa vitamin A có thể dẫn đến rối loạn thừa vitamin A, đau đầu, loãng xương và phát ban.

    Tài liệu tham khảo