Đứt dây chằng bên trụ

Tổn thương dây chằng bên trụ khớp đốt bàn - ngón cái

TheoDanielle Campagne, MD, University of California, San Francisco
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 7 2023

Tổn thương dây chằng bên trụ của ngón cái khá thường gặp và đôi khi gây mất vận động ngón cái.

(Xem thêm Tổng quan tổn thương dây chằng và các chấn thương mô mềm khác.)

Dây chằng bên trụ nối nền đốt bàn ngón tay cái tới khối xương cổ tay ở phía bên trụ của khớp. Cơ chế chấn thương thường là ngón cái bị trật về bên quay, thường do ngã chống tay khi đang cầm gậy trượt tuyết.

Đôi khi dây chằng bị rách, nó kéo lệch một phần xương đầu gần đốt ngón tay tại điểm bám của dây chằng.

Rách dây chằng bên trụ

Đầu tiên, bệnh nhân đau và có điểm ấn đau phía bên trụ của khớp bàn - đốt ngón tay cái. Biến chứng lâu dài có thể yếu và mất vững khớp.

Chẩn đoán bong dây chằng bên trụ

  • Test gắng sức

  • X-quang

Test áp lực thực hiện để kiểm tra sự di lệch về bên quay của ngón cái; trước khi làm nghiệm pháp, bệnh nhân cần được gây tê (tê thấm tại chỗ). Bác sĩ cố định mặt quay của khớp bàn - đốt ngón tay cái và kéo đầu xa của ngón tay cái về hướng bên quay. Cần kiểm tra cả hai ngón tay cái và so sánh mức độ lỏng lẻo của khớp.

Chụp X-quang thẳng, nghiêng để kiểm tra gãy nứt xương đốt gần ngón tay. Có trường hợp cần chụp X-quang tư thế vẹo quay ngón cái. X-quang thường cho kết quả bình thường vì không có vết gãy bên dưới.

Điều trị bong dây chằng bên trụ

  • Nẹp cố định ngón tay cái

  • Đôi khi phẫu thuật

Điều trị ban đầu là cố định ngón tay cái (xem hình Nẹp cố định ngón tay cái) bằng nẹp trong vài tuần. Sau vài tuần đeo nẹp, bệnh nhân được hướng dẫn tháo nẹp và thực hiện các bài tập tăng lực, sau đó đeo nẹp lại. Bệnh nhân nên tiếp tục dùng phác đồ này trong 2 đến 3 tuần.

Có trường hợp cần điều trị bằng phẫu thuật (ví dụ, khi tổn thương mất vững). Sau phẫu thuật, cần nẹp bột ngón cái 6 đến 8 tuần.

Nẹp Spica ngón tay cái