Hồi sinh tim phổi (CPR) ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

TheoShira A. Schlesinger, MD, MPH, Harbor-UCLA Medical Center
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 4 2023

Mặc dù sử dụng hồi sức tim phổi (CPR), tỷ lệ tử vong do ngừng tuần hoàn ngoại viện là khoảng 90% đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khoảng 65%. Tỷ lệ tử vong là 20 đến 25% đối với ngừng hô hấp đơn thuần. Kết cục về thần kinh thường là bị tổn thương nghiêm trọng.

Các quy trình hồi sức nhi khoa khác nhau đối với trẻ sơ sinh và trẻ em. Các hướng dẫn dành cho trẻ sơ sinh áp dụng cho những trẻ < 1 tuổi và các quy trình dành cho trẻ em được sử dụng từ 1 tuổi đến khi cân nặng trên 55 kg hoặc khi có dấu hiệu dậy thì (được định nghĩa là có vú ở nữ và lông nách ở nam). Các quy trình hồi sức tim phổi dành cho người lớn áp dụng cho trẻ em ở độ tuổi dậy thì hoặc trẻ em nặng > 55 kg. Khoảng 50 đến 65% số trẻ em cần hồi sức tim phổi (CPR) có đội tuổi < 1 tuổi; trong số này, hầu hết là < 6 tháng.

Hồi sức sơ sinh được sử dụng trong giai đoạn chu sinh tức thì được thảo luận ở những nơi khác. Khoảng 6% số trẻ sơ sinh cần hồi sức lúc sinh; tỷ lệ tăng lên đáng kể nếu cân nặng khi sinh < 1500 g.

Phải tuân theo các hướng dẫn kết cục được chuẩn hóa trong báo cáo kết quả cấp cứu ngừng tuần hoàn ở trẻ em; ví dụ như thang đo Pittsburgh sửa đổi về phản xạ của não và khả năng tổng thể (Xem bảng Thang điểm đánh giá năng lực não nhi khoa).

Bảng
Bảng

Tuân theo các tiêu chuẩn và hướng dẫn về CPR của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (xem bảng Kỹ thuật CPR trẻ em và trẻ sơ sinh cho nhân viên y tế). Đối với các quy trình sau khi trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ bị ngừng tim, xem hình Cấp cứu tim mạch nhi khoa.

Bảng
Bảng

Sau khi cấp cứu ngừng tuần hoàn đã được bắt đầu, khử rungxác định nhịp tim cơ bản được thực hiện.

Cấp cứu tim khẩn cấp cho trẻ em toàn diện

* Nếu có đủ số nhân viên được đào tạo, việc đánh giá bệnh nhân, CPR, và kích hoạt hệ thống ứng phó khẩn cấp nên xảy ra đồng thời.

Dựa trên sơ đồ chăm sóc tim mạch khẩn cấp toàn diện từ Hiệp hội Tim Mạch Hoa Kỳ.

Khác biệt chính giữa cấp cứu ngừng tuần hoàn ở trẻ em và người lớn

Trước ngừng tim

Nhịp chậm ở trẻ em có tình trạng nguy hiểm là dấu hiệu của hiện tượng ngừng tim. Trẻ sơ sinh, trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ có sự xuất hiện của nhịp chậm, trong khi trẻ lớn hơn thường có nhịp tim nhanh. Trẻ nhũ nhi hoặc trẻ em có nhịp tim < 60 lần/phút và dấu hiệu tưới máu kém mà không tăng lên khi được sự hỗ trợ hô hấp nên được ép tim (Xem hình Ép tim). Nhịp tim chậm dẫn đến block tim là không bình thường.

Ép tim

Trong quá trình ép tim ở trẻ sơ sinh và trẻ em (dưới tuổi dậy thì hoặc < 55 kg), phải ép lồng ngực xuống một phần ba đường kính trước-sau của ngực. Đây là khoảng 4 đến 5 cm. Ở thanh thiếu niên hoặc trẻ em > 55 kg, độ sâu ép ngực được khuyến nghị giống như ở người lớn, tức là từ 5 cm đến 6 cm (xem thêm ép ngực ở người lớn).

Phương pháp ép tim cũng khác nhau ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ và được minh họa dưới đây. Tỷ lệ ép tim ở trẻ nhũ nhi và trẻ em tương tự như ở người lớn với tần số 100 đến 120 lần/phút.

Ép tim ở trẻ em và sơ sinh

A: Khi có 2 người cứu hộ, đặt ngón tay cái cạnh nhau để ép tim được ưu tiên hơn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhũ nhi nhỏ có ngực đủ nhỏ để dùng hai bàn tay ôm vòng quanh ngực. Ngón tay cái nên chồng chéo nhau nếu được sử dụng ở trẻ nhũ nhi rất nhỏ.

B: Một người cứu hộ có thể dùng 2 ngón tay để ép tim cho trẻ sơ sinh. Ngón tay nên được duy trì ở vị trí thẳng đứng trong khi ép tim. Đối với trẻ sơ sinh, kỹ thuật này cho kết quả ở vị trí quá thấp, tức là ở hoặc dưới xương ức; vị trí đúng nằm ngay dưới đường núm vú.

C: Vị trí tay để ép tim cho một đứa trẻ.

(Thích ứng từ Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ: Các tiêu chuẩn và hướng dẫn về cấp cứu ngừng tuần hoàn. Tạp chí Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ 268: 2251-2281,1992. Bản quyền năm 1992, Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ.)

Thuốc

Sau khi được cung cấp oxy và thông khí đầy đủ, epinephrine là thuốc được lựa chọn (xem Thuốc bước đầu) và nên được sử dụng càng sớm càng tốt sau khi thiết lập đường truyền tĩnh mạch (IV) hoặc trong xương (IO). Liều epinephrine là 0,01 mg/kg IV, có thể được lặp lại mỗi 3 đến 5 phút. Các hướng dẫn hiện tại khuyến nghị nên đặt IO và sử dụng epinephrine ngay lập tức đối với nhịp không thể sốc điện được, vì bằng chứng gần đây chỉ ra rằng sự phục hồi của tuần hoàn tự phát (ROSC) và tỷ lệ sống sót ở trẻ em có tương quan với tốc độ tiếp nhận liều epinephrine đầu tiên.

Amiodarone 5 mg/kg bolus tĩnh mạch có thể được dùng nếu khử rung không thành công sau khi dùng epinephrine. Nó có thể được lặp đi lặp lại tới 2 lần đối với rung thất (VF) hoặc nhịp nhanh thất (VT) vô mạch. Nếu không có amiodarone, lidocaine có thể được tiêm tĩnh mahcj liều 1 mg/kg, sau đó truyền tĩnh mạch từ 20 đến 50 mcg/kg/phút. Cả amiodarone, cũng như lidocaine đều không được chứng minh là cải thiện được sự sống sót khi xuất viện.

Huyết áp

Huyết áp nên được đo bằng băng áp có kích thước phù hợp, nhưng theo dõi huyết áp động mạch trực tiếp xâm lấn là bắt buộc ở trẻ có bệnh nghiêm trọng.

Bởi vì huyết áp thay đổi theo độ tuổi, một hướng dẫn dễ dàng để nhớ giới hạn dưới bình thường đối với HA tâm thu (< Phần trăm thứ 5) theo độ tuổi như sau:

  • < 1 tháng: 60 mm Hg

  • 1 tháng đến 1 năm: 70 mm Hg

  • > 1 tuổi: 70 + (2 × tuổi tính theo năm)

Do đó, ở trẻ 5 tuổi, hạ huyết áp sẽ được xác định bằng huyết áp < 80 mm Hg (70 + [2 × 5]). Điều quan trọng là trẻ sẽ duy trì HA lâu hơn do cơ chế bù đắp mạnh hơn (tăng nhịp tim, tăng sức đề kháng mạch máu). Khi hạ huyết áp xảy ra, ngừng tim phổi có thể nhanh chóng theo sau. Mọi nỗ lực phải được thực hiện để bắt đầu điều trị khi các dấu hiệu bù của sốc (ví dụ nhịp tim tăng lên, chi lạnh, thời gian làm đầy mao mạch > 2 giây, mạch ngoại biên khó bắt) có mặt nhưng trước khi hạ huyết áp xuất hiện.

Thiết bị và môi trường

Kích cỡ thiết bị, liều lượng thuốc, và các thông số CPR thay đổi theo tuổi và cân nặng của bệnh nhân (xem bảng Kỹ thuật CPR cho nhân viên y tế, Thuốc hồi sức cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏHướng dẫn hồi sức nhi). Các thiết bị có kích thước thay đổi bao gồm miếng dán của máy khử rung hoặc miếng dán điện cực, mặt nạ, bóng bóp, đường thở, đèn soi khí quản, ống nội khí quản và ống hút. Trọng lượng nên được đo lường chứ không phải là đoán; các băng đo có sẵn được định cỡ để đọc trọng lượng chuẩn của bệnh nhân dựa trên chiều dài cơ thể có thể được sử dụng. Một số băng được in với liều lượng thuốc được khuyến cáo và kích cỡ thiết bị cho mỗi mức trọng lượng. Liều lượng cần được làm tròn xuống; ví dụ, một đứa trẻ 2½ tuổi phải nhận liều cho trẻ 2 tuổi.

Bảng
Bảng
Bảng
Bảng

Kiểm soát nhiệt độ

Khả năng mất nhiệt cao hơn ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ do diện tích bề mặt lớn so với khối lượng cơ thể và mô dưới da. Một môi trường nhiệt độ bên ngoài trung tính là rất quan trọng trong suốt quá trình cấp cứu ngừng tuần hoàn và sau khi hồi sức. Hạ thân nhiệt với nhiệt độ lõi < 35°C khiến hồi sức tim phổi khó khăn hơn.

Đối với trẻ hôn mê được hồi sức do ngừng tim trong và ngoài bệnh viện, các hướng dẫn gần đây của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ và Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ khuyên nên hạ thân nhiệt điều trị (32°C đến 36°C) hoặc điều hòa nhiệt độ bình thường (36 đến 37,5°C – 1, 2 ). Sốt nên được điều trị tích cực.

Đường thở và thông khí

Cấu trúc đường hô hấp trên ở trẻ em rất khác. Đầu có kích thước lớn với mặt hàm dưới và lỗ mũi ngoài nhỏ, cổ ngắn. Lưỡi có kích thước tương đối lớn so với miệng, thanh quản nằm cao hơn ở cổ và có góc cạnh phía trước. Nắp thanh quản dài và phần hẹp nhất của khí quản nằm ở phía dưới dây thanh tại sụn giáp, cho phép sử dụng các ống nội khí quản không cuff. Ở trẻ nhỏ, đèn soi thanh quản lưỡi lẳng thường cho phép hình dung tốt hơn các dây thanh hơn là lưỡi cong bởi vì thanh quản ở phía trước và dưới hơn, nắp thanh quản mềm và lớn. Các bằng chứng hiện có không hỗ trợ cải thiện kết quả của bệnh nhân từ các can thiệp đường thở nâng cao so với thông khí qua bóng-mặt nạ ở trẻ sơ sinh và trẻ em trong thời gian ngừng tim ngoài bệnh viện.

Nếu không có đường thở nâng cao tại chỗ, ở trẻ nhũ nhi và trẻ em hồi sức tim phổi thì tỷ lệ ép tim: thông khí là 30:2 nếu chỉ có một người cứu hộ duy nhất và 15:2 nếu có nhiều hơn một người cứu hộ. Khuyến cáo này trái với người lớn, ở đó tỷ lệ ép tim:thông khí luôn là 30:2 và không phụ thuộc vào số người cứu hộ.

Với đường thở nâng cao hiện có, hướng dẫn của Ủy ban Liên lạc Quốc tế về Hồi sức (ILCOR) năm 2020 về hồi sức cho trẻ em bị ngừng tim khuyên nên sử dụng nhịp thở từ 20 nhịp đến 30 nhịp thở mỗi phút (với nhịp thở nhanh hơn ở trẻ sơ sinh – 2). Tuy nhiên, khuyến nghị sửa đổi này dựa trên một nghiên cứu về bệnh nhân nhập viện và vẫn còn gây tranh cãi trong việc chăm sóc trước khi nhập viện. Nhiều nhà nghiên cứu về chăm sóc trẻ em trước khi nhập viện tiếp tục khuyên tốc độ thông khí là 10 nhịp thở mỗi phút.

Khử rung

Trong vô tâm thu, atropine và khử rung không được sử dụng.

Rung thất (VF) và nhịp nhanh thất (VT) vô mạch xảy ra trong khoảng 15 đến 20% số trường hợp ngừng tim ở trẻ em. Vasopressin không được chỉ định. Khi khử rung tim được sử dụng, liều lượng năng lượng tuyệt đối thấp hơn liều lượng cho người lớn; dạng sóng có thể là hai pha (hay dùng hơn) hoặc một pha. Đối với một trong hai dạng sóng, liều lượng năng lượng đề nghị là 2 joules/kg đối với cú sốc đầu tiên, tăng lên đến 4 joules/kg cho các lần thử tiếp theo (nếu cần thiết – xem khử rung ở người lớn). Liều tối đa được khuyến cáo là 10 joules/kg hoặc liều tối đa dành cho người lớn (200 joules cho một máy khử rung hai pha và 360 joules cho máy khử rung một pha.

Máy khử rung tim bên ngoài tự động (AED) có cáp dành cho người lớn có thể được sử dụng cho trẻ em, nhưng AED có cáp dành cho trẻ em (sốc điện hai pha tối đa là 50 joules) được ưu tiên sử dụng cho bệnh nhi từ 8 tuổi trở xuống. Các hướng dẫn hiện tại khuyến nghị khử rung tim thủ công nếu có thể cho bệnh nhân nhi, nhưng có thể sử dụng AED (có hoặc không có cáp dành cho trẻ em) nếu không có sẵn máy khử rung tim thủ công (2). Đối với vị trí miếng dán khử rung, xem khử rung ở người lớn.

Tài liệu tham khảo về điều trị

  1. 1. Granfeldt A, Holmberg MJ, Nolan JP, Soar J, Andersen LW; International Liaison Committee on Resuscitation (ILCOR) Advanced Life Support Task Force: Targeted temperature management in adult cardiac arrest: Systematic review and meta-analysis. Resuscitation 167:160–172, 2021 doi:10.1016/j.resuscitation.2021.08.040

  2. 2. Maconochie IK, Aickin R, Hazinski MF, et al: Pediatric Life Support: 2020 International Consensus on Cardiopulmonary Resuscitation and Emergency Cardiovascular Care Science With Treatment Recommendations. Resuscitation 156:A120–A155, 2020 doi:10.1016/j.resuscitation.2020.09.013

Thông tin thêm

Tài nguyên bằng tiếng Anh sau đây có thể hữu ích. Vui lòng lưu ý rằng CẨM NANG không chịu trách nhiệm về nội dung của tài liệu này.

  1. American Heart Association 2020 CPR and ECC Guidelines: These guidelines for cardiopulmonary resuscitation (CPR) and emergency cardiovascular care (ECC) are based on the most recent review of resuscitation science, protocols, and education.