Hạ magie máu

TheoJames L. Lewis III, MD, Brookwood Baptist Health and Saint Vincent’s Ascension Health, Birmingham
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 9 2023

Hạ magiê máu là nồng độ magiê huyết thanh < 1,8 mg/dL (< 0,70 mmol/L). Nguyên nhân bao gồm lượng magiê được đưa vào và hấp thu không đủ hoặc tăng bài tiết do tăng canxi máu hoặc dùng thuốc như furosemide. Các đặc điểm lâm sàng thường kèm theo hạ kali máu và hạ canxi máu và bao gồm thờ ơ, run, tetani, co giật và loạn nhịp tim. Điều trị bằng bổ sung magiê.

(Xem thêm Tổng quan các rối loạn nồng độ magiê.)

Nồng độ magiê trong huyết thanh, ngay cả khi đo nồng độ magiê tự do, có thể là bình thường thậm chí với giảm magiê trong tế bào hoặc xương.

Nguyên nhân hạ magiê máu

Thiếu hụt magiê thường là kết quả của ăn vào không đủ với suy giảm chức năng thận hoặc sự không hấp thu ở đường tiêu hóa. Có nhiều nguyên nhân gây thiếu magiê quan trọng về mặt lâm sàngxem bảng Nguyên nhân hạ magiê. Hạ magiê máu thường gặp ở những bệnh nhân nhập viện và thường xảy ra cùng với các rối loạn điện giải khác, bao gồm hạ kali máuhạ canxi máu. Hạ magiê máu liên quan đến giảm lượng nhập vào ở bệnh nhân suy dinh dưỡnghoặc nghiện rượu kéo dài. Giảm khẩu phần ăn uống thường kết hợp với bài tiết qua nước tiểu tăng lên do sử dụng lợi tiểu làm tăng bài tiết magiê trong nước tiểu.

Thuốc có thể gây hạ magiê máu. Ví dụ bao gồm sử dụng thuốc ức chế bơm proton (> 1 năm) mạn tính và sử dụng thuốc lợi tiểu đồng thời. Amphotericin B có thể gây hạ magiê máu, hạ kali máu, và tổn thương thận cấp tính. Nguy cơ của từng trường hợp này tăng lên theo thời gian điều trị bằng amphotericin B và sử dụng đồng thời với một thuốc gây độc thận khác. Liposomal amphotericin B ít có khả năng gây tổn thương thận hoặc hạ magiê máu. Hạ magiê máu thường được giải quyết khi ngừng điều trị.

Cisplatin có thể làm tăng mất magiê do tổn thương thận cũng như giảm chức năng thận chung. Mất magiê có thể nặng và kéo dài mặc dù đã ngừng sử dụng cisplatin. Việc ngừng sử dụng cisplatin vẫn được khuyến nghị nếu có dấu hiệu độc tính trên thận xảy ra trong quá trình điều trị.

Bảng
Bảng

Triệu chứng và Dấu hiệu hạ magiê máu

Một số bệnh nhân đều không có triệu chứng. Các biểu hiện lâm sàng bao gồm chán ăn, buồn nôn, nôn, thờ ơ, suy nhược, thay đổi tính cách, co giật (ví dụ: dấu hiệu Trousseau hoặc Chvostek dương tính hoặc co thắt cổ tay tự phát, tăng phản xạ), run và rung giật cơ.

Dấu Trousseau là co cổ tay đột ngột do cách giảm lượng máu cung cấp cho tay bằng băng ép hoặc cuốn huyết áp bơm cao hơn 20 mm Hg so với HA tâm thu được áp dụng cho cánh tay trong 3 phút.

Dấu Chvostek là co giật không chủ ý của các cơ mặt được bộc lộ bởi gõ nhẹ lên dây thần kinh mặt, phía trước của ống tai ngoài.

Các dấu hiệu thần kinh, đặc biệt là tetani, liên quan với tiến triển của hạ canxi máu đồng thời, hạ kali máu, hoặc cả hai. Khả năng bệnh cơ được tìm thấy trên điện cơ nhưng cũng tương ứng với hạ canxi máu hoặc hạ kali máu.

Giảm magiê máu nặng có thể gây co giật toàn thân, đặc biệt ở trẻ em.

Chẩn đoán hạ magiê máu

  • Nồng độ magiê trong huyết thanh < 1,8 mg/dL (< 0,70 mmol/L)

Hạ magiê máu được chẩn đoán bằng nồng độ magiê huyết thanh. Hạ magiê máu nặng thường có kết quả nồng độ < 1,25 mg/dL (< 0,50 mmol/L). Hạ canxi máu và hạ kali máu thường phổ biến. Hạ kali máu với bài tiết kali tiết niệu và kiềm chuyển hoá có thể xuất hiện.

Thiếu magiê nên được nghi ngờ ngay cả khi nồng độ magiê trong huyết thanh là bình thường ở những bệnh nhân bị hạ kali máu và hạ canxi máu không giải thích được. Thiếu magiê cũng cần được nghi ngờ ở những bệnh nhân có triệu chứng thần kinh không rõ nguyên nhân và nghiện rượu, tiêu chảy mạn tính, hoặc sau khi dùng cyclosporine, hóa trị bằng cisplatinum, hoặc liệu pháp kéo dài với amphotericin B hoặc aminoglycosides.

Điều trị hạ magiê máu

  • Muối magiê đường uống

  • Magiê sulfate tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp cho hạ magiê máu nặng hoặc không có khả năng dung nạp hoặc không tuân thủ điều trị bằng đường uống

Điều trị bằng muối magiê được chỉ định khi thiếu magiê có triệu chứng hoặc nồng độ magiê kéo dài < 1,25 mg/dL (< 0,50 mmol/L). Bệnh nhân nghiện rượu được điều trị theo kinh nghiệm. Trong những trường hợp như vậy, có thể thiếu hụt gần 12 đến 24 mg/kg.

Ước tính khoảng 2 lần mức thiếu hụt nên được bổ sung ở những bệnh nhân có chức năng thận còn nguyên vẹn, bởi vì khoảng 50% magiê được sử dụng sẽ bài tiết qua nước tiểu. Muối magiê đường uống (ví dụ, magiê gluconat 500 đến 1000 mg uống 3 lần một ngày) được dùng trong 3 đến 4 ngày. Điều trị đường uống bị hạn chế do xuất hiện tiêu chảy.

Đường tiêm được dành riêng cho những bệnh nhân bị hạ magiê máu nặng, có triệu chứng và không thể dung nạp thuốc uống. Đôi khi một mũi tiêm đơn thuần được tiêm ở bệnh nhân nghiện rượu, những người không có khả năng tuân thủ điều trị bằng đường uống kéo dài. Khi magiê phải được thay thế bằng phương pháp tiêm truyền, dung dịch muối magiê 10% (1 g/10 mL) có thể sử dụng được cho tiêm tĩnh mạch và sử dụng dung dịch 50% (1 g/2 mL) cho tiêm bắp. Nồng độ magiê huyết thanh nên được theo dõi thường xuyên trong suốt quá trình điều trị bằng magiê, đặc biệt khi magiê được dùng cho bệnh nhân suy thận hoặc dùng liều đường tiêm lặp lại. Ở những bệnh nhân này, điều trị được tiếp tục cho đến khi đạt được nồng độ Mg trong huyết thanh bình thường.

Trong hạ magiê máu nặng, triệu chứng (ví dụ như magiê < 1,25 mg/dL [< 0,5 mmol/L] với co giật hoặc các triệu chứng nặng khác), 2-4 g magiê sulfate tiêm tĩnh mạch trong 5 đến 10 phút. Khi co giật vẫn tiếp tục, liều có thể được lặp lại cho khi tổng liều là 10 g trong 6 giờ tiếp theo. Ở những bệnh nhân đã ngừng co giật, có thể truyền 10 g trong 1 L dung dịch dextrose 5% trong nước trong 24 giờ, sau đó lên tới 2,5 g 12 giờ một lần để thay thế tổng lượng magiê dự trữ bị thiếu hụt và ngăn ngừa giảm thêm nữa magiê trong huyết thanh.

Khi magiê huyết thanh 1,25 mg/dL (< 0,5 mmol/L) nhưng các triệu chứng ít nghiêm trọng hơn, có thể cho dùng magiê sulfat theo đường tĩnh mạch với dung dịch dextrose 5% trong nước với tốc độ 1 g/giờ dưới dạng truyền chậm trong tối đan 10 giờ. Trong trường hợp hạ magiê máu ít nghiêm trọng hơn, có thể bổ sung lượng thiếu hụt dần dần bằng cách tiêm các liều nhỏ hơn trong 3 đến 5 ngày cho đến khi nồng độ magiê trong huyết thanh về bình thường.

Đồng thời hạ kali máu hoặc là hạ kali máu cần được đề cập cụ thể bên cạnh hạ magiê máu. Những rối loạn điện giải này rất khó để điều chỉnh cho đến khi magiê được bù đủ. Ngoài ra, hạ canxi máu có thể bị trầm trọng hơn khi điều trị hạ magiê máu với magiê sulfate tĩnh mạch vì sulfate kết hợp canxi ion hóa.

Những điểm chính

  • Hạ magiê máu có thể xảy ra ở bệnh nhân rối loạn sử dụng rượu, tiểu đường không kiểm soát được, tăng canxi máu hoặc ở bệnh nhân dùng thuốc lợi tiểu quai.

  • Triệu chứng bao gồm chán ăn, buồn nôn, nôn ói, hôn mê, yếu, thay đổi nhân cách, tetani (ví dụ như dấu hiệu Trousseau hoặc dấu hiệu Chvostek dương tính, co quắp bàn tay, tăng phản xạ), run và co bóp cơ.

  • Điều trị bằng muối magiê khi thiếu magiê có triệu chứng hoặc nồng độ magiê liên tục < 1,25 mg/dL (< 0,50 mmol/L).

  • Cho muối magiê đường uống trừ khi bệnh nhân co giật hoặc có các triệu chứng nặng khác, trong trường hợp này, cho từ 2 đến 4 g magiê sulfate tiêm tĩnh mạch trong 5-10 phút.