Hầu hết fluor của cơ thể (F) được chứa trong xương và răng. Florua (dạng ion của fluor) được phân bố rộng rãi trong tự nhiên. Nguồn chính của florua là nước uống được bổ sung fluor.
Fluor dư thừa có thể tích tụ trong răng và xương, gây ra chứng nhiễm fluor. Nước uống có chứa > 10 phần triệu là nguyên nhân phổ biến. Răng vĩnh viễn phát triển ở thời điểm lượng fluor ăn vào cao có thể dễ bị ảnh hưởng nhất. Phơi nhiễm phải thực sự lớn hơn nhiều để có thể ảnh hưởng đến răng sữa.
Các dấu hiệu sớm nhất của nhiễm độc fluor là
Các giải trắng, phân bố không đều trên bề mặt của men răng
Các dải này trở thành màu vàng hoặc màu nâu, tạo ra một hình dạng đốm sáng đặc trưng. Nhiễm độc nặng làm bề mặt men răng bị yếu và rỗ. Các thay đổi trong xương, bao gồm loãng xương, gai cột sống, và chứng vòng kiềng, có thể phát triển nhưng chỉ ở người lớn sau khi dùng fluor kéo dài.
Chẩn đoán nhiễm độc flo dựa trên các triệu chứng. Các xét nghiệm để đo nồng độ florua trong huyết thanh và nước tiểu có thể có sẵn.
Điều trị nhiễm độc fluor có liên quan đến việc giảm lượng fluor ăn vào; ví dụ như vùng có mức độ fluor trong nước cao, bệnh nhân không nên uống nước fluor hoặc dùng chất bổ sung fluor. Trẻ em cần luôn được nhắc nhở không nuốt kem đánh răng có chứa chất fluor.
(Xem thêm Tổng quan về thiếu hụt khoáng chất và độc tính.)