Nghiệm pháp bàn nghiêng

TheoThomas Cascino, MD, MSc, Michigan Medicine, University of Michigan;
Michael J. Shea, MD, Michigan Medicine at the University of Michigan
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 12 2023

Nghiệm pháp bàn nghiêng được áp dụng để chẩn đoán nguyên nhân ngất trong một số trường hợp sau

  • Bệnh nhân tương đối trẻ và khỏe mạnh

  • Bệnh nhân cao tuổi chưa rõ chẩn đoán sau khi đã làm nhiều thăm dò xét nghiệm về tim mạch khác

Nghiệm pháp bàn nghiêng tạo ra tình trạng dồn ứ tĩnh mạch tối đa, có thể gây ra ngất do phế vị (do thần kinh tim) và tái tạo các triệu chứng và dấu hiệu đi kèm (buồn nôn, choáng váng, xanh xao, hạ huyết áp, nhịp tim chậm). Nghiệm pháp bàn nghiêng cũng được sử dụng để đánh giá bệnh nhân bị chóng mặt hoặc choáng váng không rõ nguyên nhân và té ngã tái phát. Đôi khi nghiệm pháp bàn nghiêng được sử dụng để phân biệt ngất sinh lý với ngất do tâm lý hoặc ngất với một số loại động kinh.

Quy trình thực hiện nghiệm pháp bàn nghiêng

Đai an toàn sẽ được thắt ngang người và ngang chân nhằm giữ chặt cơ thể bệnh nhân nằm thẳng trên bàn khi nghiêng bàn. Điều dưỡng sẽ lấy đường truyền tĩnh mạch. Đầu tiên bệnh nhân sẽ được đặt nằm ngửa 15 phút, sau đó chiếc bàn sẽ được điều khiển dựng đứng lên một góc 60 - 80° trong 45 phút. Trong thời gian đó, bệnh nhân sẽ được theo dõi các triệu chứng và dấu hiệu sinh tồn.

Chống chỉ định

Giải thích nghiệm pháp bàn nghiêng

Xác định chẩn đoán Ngất phế vị nếu các triệu chứng cường phế vị xuất hiện trong quá trình làm nghiệm pháp. Nếu các triệu chứng không xảy ra, có thể dùng thuốc (ví dụ: isoproterenol) để gây ra triệu chứng. (LƯU Ý: không nên dùng isoproterenol ở bệnh nhân bị bệnh cơ tim phì đại hoặc bệnh động mạch vành nặng.) Độ nhạy dao động từ 30 đến 80% tùy theo phác đồ được sử dụng. Tỷ lệ dương tính giả là 10 đến 15%.

Tần số tim chậm và huyết áp thường tụt khi cường phế vị. Một số bệnh nhân chỉ có hiện tượng giảm tần số tim. Ví dụ như nếu có hiện tượng giảm từ từ huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương mà hầu như không thay đổi tần số tim thì gọi là "tình trạng giảm tính tự động" (dysautonomic pattern). Nếu tần số tim tăng rõ rệt (> 30 nhịp/phút) mà huyết áp hầu như không thay đổi thì gọi là "hội chứng nhịp nhanh tư thế đứng" (postural orthostatic tachycardia syndrome). Nếu có ngất mà không có thay đổi huyết động thì gọi là "ngất do tâm lý" (psychogenic syncope).