Tiêu chảy ở khách du lịch

(Turista)

TheoJonathan Gotfried, MD, Lewis Katz School of Medicine at Temple University
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 6 2023

Tiêu chảy ở khách du lịch là viêm dạ dày ruột thường là do vi khuẩn đặc hữu với nước ở địa phương. Triệu chứng bao gồm nôn và tiêu chảy. Chẩn đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng. Điều trị bằng bù dịch và đôi khi dùng kháng sinh đối với tiêu chảy từ trung bình đến nặng.

(Xem thêm Tổng quan về viêm dạ dày ruột và xem thông tin [CDC] của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh để biết chuẩn bị cho du khách quốc tế đối với tiêu chảy ở du khách.)

Căn nguyên của tiêu chảy ở khách du lịch

Bệnh tiêu chảy của khách du lịch có thể do bất kỳ vi khuẩn, vi rút nào hoặc ít phổ biến hơn là ký sinh trùng gây ra.

Các nguyên nhân phổ biến nhất gây tiêu chảy ở khách du lịch là:

  • Escherichia coli (E. coli) sinh độc tốt ruột.

E. coli phổ biến trong các nguồn cung cấp nước ở các khu vực thiếu thanh lọc đầy đủ. Nhiễm bệnh phổ biến ở những người đi du lịch đến các quốc gia có nguồn lực thấp.

Viêm dạ dày ruột do Norovirus đã là một vấn đề đặc biệt trên một số tàu du lịch.

Cả thực phẩm và nước đều có thể là nguồn lây nhiễm. Khách du lịch tránh uống nước của địa phương vẫn có thể bị nhiễm bệnh bằng cách đánh răng bằng bàn chải đánh răng không được rửa sạch, uống nước uống đóng chai với đá lạnh làm từ nước của địa phương hoặc ăn những thức ăn không được xử lý hoặc được rửa sạch bằng nước của địa phương. Những người dùng thuốc làm giảm axit dạ dày (thuốc kháng axit, thuốc chẹn H2 và thuốc ức chế bơm proton) có nguy cơ bị bệnh nặng hơn.

Các triệu chứng và dấu hiệu của tiêu chảy ở khách du lịch

Buồn nôn, nôn, tiếng nhu động ruột tăng động, đau quặn bụng và tiêu chảy khởi phát từ 12 đến 72 giờ sau khi ăn phải thức ăn hoặc uống nước bị ô nhiễm. Mức độ nặng khác nhau. Một số người bị sốt và đau cơ. Tiêu chảy hiếm khi có máu.

Hầu hết các trường hợp đều nhẹ và tự khỏi, mặc dù mất nước có thể xảy ra, đặc biệt là ở vùng khí hậu ấm áp.

Chẩn đoán tiêu chảy ở khách du lịch

  • Đánh giá lâm sàng

Các biện pháp chẩn đoán cụ thể thường không cần thiết. Tuy nhiên, sốt, đau bụng dữ dội và tiêu chảy phân có máu cho thấy cảnh nghiêm trọng hơn và cần đánh giá ngay.

Điều trị tiêu chảy ở khách du lịch

  • Dịch thay thế

  • Đôi khi thuốc chống tiêu chảy (chống nhu động)

  • Thuốc kháng sinh (ví dụ: ciprofloxacin, azithromycin) cho tiêu chảy vừa đến nặng

Cơ sở chính của việc điều trị bệnh tiêu chảy của người du lịch là bù dịch và dùng các loại thuốc chống tiêu chảy như loperamid. Liều lượng loperamid cho trẻ em < 12 tuổi dựa trên cân nặng. Thuốc thay thế cho người lớn là diphenoxylate/atropine.

Không nên sử dụng thuốc chống tiêu chảy cho người lớn nghi ngờ nhiễm C. difficile hoặc E. coli O157:H7 (ví dụ: mới sử dụng kháng sinh, tiêu chảy ra máu, phân có máu hoặc tiêu chảy kèm theo sốt) hoặc ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ < 2 tuổi. Không nên sử dụng Iodochlorhydroxyquin, có thể có ở một số nước thu nhập thấp và thu nhập trung bình vì có thể gây tổn thương thần kinh.

Ngọc trai & cạm bẫy

  • Thuốc chống tiêu chảy bị chống chỉ định ở những bệnh nhân bị sốt hoặc phân có máu và ở trẻ em < 2 tuổi.

Nói chung, thuốc kháng sinh không cần thiết trong tiêu chảy nhẹ. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân bị tiêu chảy từ vừa đến nặng ( 3 lần đi ngoài phân lỏng trong 8 giờ), kháng sinh được cho dụng, đặc biệt nếu có nôn ói, đau quặn bụng, sốt, hoặc phân có máu. Đối với người lớn, khuyến cáo kháng sinh uống nên dùng bao gồm ciprofloxacin 500 mg uống 2 lần/ngày trong 3 ngày hoặc levofloxacin 500 mg uống một lần/ngày trong 3 ngày, mặc dù kháng thuốc fluoroquinolon dường như đang gia tăng ở một số khu vực đặc biết với Campylobacter. Có thể dùng azithromycin 500mg 1 lần/ngày trong 3 ngày hoặc dùng rifaximin 200 mg 3 lần/ngày trong 3 ngày. Đối với trẻ em, nên dùng azithromycin 5 đến 10 mg/kg uống 1 lần/ngày trong 3 ngày. (Xem thêm Hướng dẫn phòng ngừa và điều trị tiêu chảy ở khách du lịch năm 2017 của một hội đồng chuyên gia.)

Phòng ngừa tiêu chảy ở khách du lịch

Du khách nên dùng bữa tại các nhà hàng có danh tiếng về an toàn và tránh đồ ăn và đồ uống từ những người bán hàng rong. Họ chỉ nên ăn các loại thực phẩm nấu chín mà vẫn còn nóng bốc hơi, trái cây có thể bóc vỏ và đồ uống có ga mà không có nước đá trong chai kín (chai nước giải khát không chứa cồn có thể chứa nước máy của các nhà cung cấp vô đạo đức); rau không nấu (đặc biệt là salsa còn lại trên bàn) nên tránh. Các quán Buffet và nhà hàng thức ăn nhanh có nguy cơ gia tăng.

Một số bệnh nhân có thể cần điều trị dự phòng nếu họ có các bệnh nền khiến họ đặc biệt dễ bị hậu quả của tiêu chảy ở khách du lịch. Điều này bao gồm những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch bao gồm bệnh viêm ruột hoặc HIV, những người được cấy ghép nội tạng và những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch hoặc bệnh thận nặng. Thuốc kháng sinh không hấp thu rifaximin có thể được sử dụng để dự phòng ở những bệnh nhân này. Liều lượng rifaximin là 200 mg, uống 3 lần/ngày. Trước đây, fluoroquinolon đã được kê đơn; tuy nhiên, các tác bất lợi, bao gồm đứt gân và bệnh thần kinh ngoại biên, đã hạn chế việc sử dụng thuốc này. Một số khách du lịch có thể coi bismuth subsalicylate không kháng sinh làm một phương pháp thay thế để điều trị dự phòng.

Những điểm chính

  • Tiêu chảy ở khách du lịch thường do E. coli sinh độc tố ruột gây ra nhưng có thể liên quan đến vi rút, ký sinh trùng và vi khuẩn khác.

  • Chẩn đoán dựa trên lâm sàng và thường không cần xét nghiệm trừ khi có tiêu chảy có máu, sốt hoặc đau bụng.

  • Điều trị bằng bù dịch và thường là thuốc chống tiêu chảy như loperamid; tuy nhiên, thuốc chống tiêu chảy chống chỉ định ở những bệnh nhân bị sốt hoặc phân có máu và ở trẻ em < 2 tuổi.

  • Những bệnh nhân bị tiêu chảy du lịch nặng hơn được dùng thuốc kháng sinh – fluoroquinolone cho người lớn và azithromycin cho trẻ em.

  • Phòng ngừa là biện pháp tốt nhất và liên quan đến việc lựa chọn cẩn thận các loại thực phẩm và đồ uống; kháng sinh dự phòng không được sử dụng thường xuyên trừ những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch.

Thông tin thêm

Sau đây là các tài nguyên tiếng Anh có thể hữu ích. Vui lòng lưu ý rằng CẨM NANG không chịu trách nhiệm về nội dung của các tài nguyên này.

  1. Centers for Disease Control and Prevention: Preparing international travelers for travelers’ diarrhea

  2. Expert panel: Guidelines for the prevention and treatment of travelers' diarrhea (2017)