Tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc và Tắc nhánh tĩnh mạch võng mạc

(Tắc tĩnh mạch võng mạc)

TheoSonia Mehta, MD
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 4 2022

Tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc là nghẽn dòng chảy tĩnh mạch do huyết khối. Nó gây ra mất thị lực không đau, từ nhẹ đến nặng, và thường xảy ra đột ngột. Chẩn đoán dựa vào soi đáy mắt. Điều trị có thể bao gồm các thuốc ức chế yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu (ví dụ ranibizumab, pegaptanib, bevacizumab), tiêm nội nhãn dexamethasone hoặc triamcinolone, và laze quang đông.

Căn nguyên

Các yếu tố nguy cơ chính bao gồm

Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm

Tắc nghẽn có thể không có nguyên nhân Tắc nghẽn có thể không có nguyên nhân Tình trạng này thường ít gặp ở những người trẻ tuổi. Sự tắc nghẽn có thể ảnh hưởng đến một nhánh của tĩnh mạch võng mạc hoặc tĩnh mạch võng mạc trung tâm.

Tân mạch võng mạc hoặc mống mắt xảy ra ở khoảng 16% bệnh nhân tắc mạch tĩnh mạch trung tâm và có thể dẫn đến glôcôm tân mạch, có thể xảy ra vài tuần đến vài tháng sau khi tắc. Xuất huyết dịch kính có thể xuất phát từ tân mạch võng mạc.

Triệu chứng và Dấu hiệu

Mất thị lực không đau thường xảy ra đột ngột nhưng cũng có thể xảy ra trong vài ngày đến vài tuần. Soi đáy mắt cho thấy xuất huyết trong võng mạc, tĩnh mạch giãn ngoằn ngoèo, và thường là phù võng mạc trầm trọng. Những thay đổi này thường lan tỏa nếu tắc nghẽn liên quan đến tĩnh mạch võng mạc trung tâm và được giới hạn ở một góc phần tư nếu tắc nghẽn chỉ liên quan đến một nhánh của tĩnh mạch võng mạc trung tâm.

Chẩn đoán

  • Soi đáy mắt

  • Chụp ảnh màu đáy mắt

  • Chụp mạch huỳnh quang

  • Chụp cắt lớp quang học

Nghi ngờ ở những bệnh nhân bị mất thị lực không đau, đặc biệt là những người có các yếu tố nguy cơ. Việc soi đáy mắt, chụp ảnh màu đáy mắt và chụp mạch huỳnh quang giúp chẩn đoán xác định. Chụp cắt lớp quang học để xác định mức độ phù hoàng điểm và đáp ứng của phù với điều trị. Bệnh nhân bị tắc mạch tĩnh mạch trung tâm được đánh giá về tăng huyết áp, glôcôm và kiểm tra bệnh tiểu đường. Bệnh nhân trẻ tuổi được kiểm tra độ nhớt của máu (với công thức máu đầy đủ và các yếu tố đông máu nếu cần thiết).

Tiên lượng

Hầu hết bệnh nhân có tổn hại thị giác ở mức độ nào đó. Trong những trường hợp nhẹ, thị lực có thể tự cải thiện về mức gần bình thường theo thời gian. Thị lực là một dấu hiệu tốt của phục hồi. Nếu thị lực tối thiểu ở mức 20/40, thị lực sẽ duy trì ở mức tốt, đôi lúc được gần như bình thường. Nếu thị lực kém hơn 20/200, thì sẽ chỉ ở mức đó thậm chí có thể kém đi ở 80% bệnh nhân. Tắc tĩnh mạch trung tâm hiếm khi tái phát.

Điều trị

  • Với phù hoàng điểm, cần chỉ định tiêm nội nhãn các thuốc ức chế VEGF, dexamethasone, và/hoặc triamcinolone acetonide

  • Đối với một số trường hợp phù hoàng điểm có tắc nhánh tĩnh mạch có thể chỉ định laze quang đông khu trú

  • Laze quang đông toàn võng mạc nếu có tân mạch tiến triển

Điều trị tắc mạch tĩnh mạch nhánh ở bệnh nhân phù hoàng điểm có ý nghĩa lâm sàng thường là tiêm nội nhãn thuốc ức chê VEGF trong mắt (tiêm ranibizumab, aflibercept hoặc bevacizumab), tiêm nội nhãn triamcinolone dưới da hoặc que cấy dexamethasone phóng thích chậm. Những phương pháp điều trị này cũng có thể được sử dụng để điều trị tắc tĩnh mạch trung tâm ở bệnh nhân có phù hoàng điểm. Với những phương pháp điều trị này, thị lực cải thiện đáng kể trong 30 đến 40% bệnh nhân.

Laze quang đông khu trú có thể được sử dụng cho tắc nhánh tĩnh mạch võng mạc với phù hoàng điểm nhưng ít hiệu quả hơn so với tiêm nội nhãn thuốc ức chế VEGF hoặc que cấy dexamethasone. Laze quang đông khu trú thường không hiệu quả cho điều trị phù hoàng điểm do tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc.

Nếu tiến triển tân mạch võng mạc hoặc bán phần trước sau tắc tĩnh mạch võng mạc thì cần tiến hành laze quang đông toàn võng mạc kịp thời để giảm nguy cơ xuất huyết dịch kính và dự phòng nguy cơ glôcôm tân mạch.

Những điểm chính

  • Tắc tĩnh mạch võng mạc thường liên quan tới nghẽn dòng chảy do huyết khối từ nơi khác tới.

  • Bệnh nhân thường đột ngột mất thị lực không đau và có thể có các yếu tố nguy cơ (ví dụ như tuổi già, tăng huyết áp).

  • Soi đáy mắt giúp phát hiện được các biểu hiện đặc trưng như phù hoàng điểm kèm theo tĩnh mạch giãn ngoằn ngoèo và xuất huyết; các xét nghiệm bổ sung gồm chụp ảnh màu đáy mắt, chụp mạch huỳnh quang và chụp cắt lớp quang học.

  • Điều trị phù hoàng điểm bằng tiêm nội nhãn một loại thuốc ức chế VEGF (ranibizumab, aflibercept, hoặc bevacizumab) hoặc tiêm nội nhãn que cấy dexamethasone hoặc triamcinolone.

  • Laze quang đông khu trú hiệu quả ở một số trường hợp phù hoàng điểm thứ phát sau tắc tĩnh mạch võng mạc và laze quang đông toàn bộ võng mạc nên được tiến hành khi có tân mạch võng mạc hoặc tân mạch bán phần trước.