rau tiền đạo

TheoAntonette T. Dulay, MD, Main Line Health System
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 3 2024

Rau tiền đạo là rau bám vắt qua hoặc ở gần lỗ trong của cổ tử cung. Nó thường biểu hiện như chảy máu âm đạo không đau sau 20 tuần tuổi thai; nguồn gốc của chảy máu trong nhau thai tiền đạo là mẹ. Chẩn đoán bằng siêu âm. Phương pháp điều trị sẽ được điều chỉnh nếu ra máu âm đạo nhẹ xảy ra trước tuần thứ 36 của thai kỳ, có thể sinh mổ ở tuần thứ 36 đến 37 6/7. Nếu chảy máu trầm trọng hoặc khó chữa hoặc nếu tình trạng của bào thai không bảo đảm, thì chỉ định sinh ngay, thường là chỉ định mổ lấy thai.

Rau tiền đạo dùng để chỉ các mô rau thai phủ lên bất kỳ phần nào của lỗ trong cổ tử cung. Rau thai được gọi là nằm thấp khi bờ rau thai không phủ lên trên lỗ trong cổ tử cung nhưng nằm trong vòng 2 cm của nó.

Tỷ lệ mắc nhau tiền đạo là khoảng 5/1000 ca sinh (1). Nếu rau tiền đạo xảy ra trong thời kỳ mang thai sớm, nó thường hết khi thai được 28 tuần khi tử cung to lên.

Các yếu tố nguy cơ

Các yếu tố nguy cơ cho rau tiền đạo bao gồm:

  • Mang thai nhiều lần

  • Sinh mổ lần trước

  • Những bất thường tại tử cung gây hạn chế việc làm tổ bình thường (ví dụ, u xơ, nạo thai trước)

  • Phẫu thuật tử cung trước đó (ví dụ, phẫu thuật bóc bỏ u xơ) hoặc thủ thuật (ví dụ, phẫu thuật nong và nạo nhiều lần)

  • Hút thuốc

  • mang thai nhiều lần

  • Mẹ cao tuổi

Các biến chứng

Đối với những bệnh nhân có nhau tiền đạo hoặc nhau thai thấp, các nguy cơ bao gồm dị tật thai nhi, thai hạn chế tăng trưởng, mạch máu tiền đạo và dây rốn bám màng (trong đó đầu nhau của dây rốn bao gồm các mạch máu rốn khác nhau chỉ được bao quanh bởi các màng thai của nhi).

Ở những phụ nữ đã từng mổ lấy thai trước đó và rau tiền đạo, nguy cơ bị rau cài răng lược hoặc rau bám dính kèm theo tăng lên khi số lần mổ lấy thai trước đó tăng lên: lần lượt là 3%, 11%, 40%, 61% và 67% đối với 1, 2, 3, 4 và ≥ 5 lần mổ lấy thai trước đó (2).

Tài liệu tham khảo chung

  1. 1. Cresswell JA, Ronsmans C, Calvert C, Filippi V: Prevalence of placenta praevia by world region: A systematic review and meta-analysis. Trop Med Int Health 18 (6):712–724, 2013. doi: 10.1111/tmi.12100

  2. 2. Silver RM, Landon MB, Rouse DJ, et al: Maternal morbidity associated with multiple repeat cesarean deliveries. Obstet Gynecol 107(6):1226-1232, 2006 doi:10.1097/01.AOG.0000219750.79480.84

Các triệu chứng và dấu hiệu của rau tiền đạo

Rau tiền đạo thường không có triệu chứng và được phát hiện tình cờ trên siêu âm ba tháng thứ hai thường quy.

Các triệu chứng của rau tiền đạo thường biểu hiện như chảy máu âm đạo đột ngột, không đau; ra máu có thể nhiều, đôi khi dẫn đến sốc mất máu. Ra máu có thể xảy ra sớm nhất là 16 tuần tuổi thai. Ở một số bệnh nhân, các cơn co tử cung đi kèm theo chảy máu. Nguồn gốc của chảy máu trong nhau tiền đạo là mẹ.

Chẩn đoán rau tiền đạo

  • Siêu âm qua âm đạo

Rau tiền đạo được xem xét ở tất cả phụ nữ bị ra máu âm đạo, đặc biệt là phụ nữ trong ba tháng thứ hai và ba tháng thứ ba của thai kỳ. Nếu có rau tiền đạo, khám vùng chậu bằng cách khám cổ tử cung bằng ngón tay có thể làm tăng tình trạng ra máu, đôi khi gây ra máu đột ngột, nhiều. Do đó, nếu ra máu âm đạo xảy ra sau 20 tuần, kiểm tra vùng chậu bị chống chỉ định trừ khi rau tiền đạo được loại trừ đầu tiên bằng siêu âm. Kiểm tra mỏ vịt là an toàn.

Mặc dù rau tiền đạo có nhiều khả năng gây chảy máu nặng, không đau hơn rau bong non, vẫn rất khó để phân biệt được trên lâm sàng. Vì vậy, siêu âm thường cần thiết để phân biệt hai bệnh này. Siêu âm qua âm đạo là một cách chính xác, an toàn để chẩn đoán rau tiền đạo.

Ngọc trai & cạm bẫy

  • Nếu ra máu âm đạo xảy ra trong ba tháng thứ hai hoặc ba tháng thứ ba thứ ba của thai kỳ, hãy loại trừ nhau tiền đạo bằng siêu âm trước khi khám vùng chậu.

Ở tất cả phụ nữ có triệu chứng nghi ngờr au tiền đạo, theo dõi nhịp tim thai được chỉ định.

Điều trị rau tiền đạo

  • Nhập viện và thay đổi hoạt động khi có đợt chảy máu đầu tiên trước 36 tuần

  • Snh con nếu mẹ hoặc thai nhi không ổn định

  • Nếu sản phụ đó ổn định, mổ lấy thai khi được 36 tuần đến 37 tuần 6/7

Đối với đợt ra máu âm đạo đầu tiên (gác) trước 36 tuần, cách xử lý bao gồm nhập viện, điều chỉnh hoạt động (nghỉ ngơi điều chỉnh) và tránh quan hệ tình dục, có thể làm ra máu do bắt đầu các cơn co. Hoạt động điều chỉnh liên quan đến việc hạn chế bất kỳ hoạt động nào làm tăng áp lực trong ổ bụng trong một thời gian dài — ví dụ: phụ nữ nên nghỉ chân hầu hết cả ngày. Nếu chảy máu dừng lại, bệnh nhân sẽ hồi phục và thường được xuất viện.

Thông thường đối với đợt ra máu thứ hai, bệnh nhân sẽ được tái nhập viện và có thể được giữ lại để theo dõi, đôi khi cho đến khi sinh. Việc xử trí cần phải được cá nhân hóa.

Một số chuyên gia khuyến cáo dùng corticosteroid để làm tăng sự trưởng thành của phổi thai nhi khi sinh non có thể trở nên cần thiết và khi tuổi thai < 34 tuần. Corticosteroid có thể được sử dụng nếu chảy máu xảy ra sau 34 tuần và trước 36 tuần (giai đoạn sinh non muộn) ở những bệnh nhân chưa được sử dụng corticosteroid trước 34 tuần (1).

Thời điểm sinh con phụ thuộc vào tình trạng của mẹ và/hoặc bào thai. Nếu bệnh nhân ổn định, việc sinh nở có thể được thực hiện ở tuần thứ 36 đến 37 6/7. Việc ghi lại sự trưởng thành của phổi là không cần thiết (2).

Sinh con được chỉ định cho bất kỳ điều nào sau đây:

  • Chảy máu nặng hoặc không kiểm soát được

  • Các kết quả không tốt khi theo dõi nhịp tim thai

  • Rối loạn huyết động ở mẹ

Mổ lấy thai trong các trường hợp rau tiền đao. Có thể sinh thường đối với những phụ nữ có nhau bám thấp nếu mép nhau cách lỗ cổ tử cung từ 1,5 cm đến 2,0 cm và nếu, sau quá trình ra quyết định chung, bác sĩ lâm sàng và bệnh nhân cảm thấy thoải mái khi thực hiện sinh thường.

Sốc xuất huyết được điều trị, nếu có. Globulin miễn dịch Rho (D) dự phòng nên được dùng nếu người mẹ có máu Rh âm tính.

Tài liệu tham khảo về điều trị

  1. 1. Gyamfi-Bannerman C, Thom EA, Blackwell SC, et al: Antenatal betamethasone for women at risk for late preterm delivery. N Engl J Med 374 (14):1311–1320, 2016. doi: 10.1056/NEJMoa1516783

  2. 2. Spong CY, Mercer BM, D'alton M, et al: Timing of indicated late-preterm and early-term birth. Obstet Gynecol 118 (2 Pt 1):323–333, 2011. doi: 10.1097/AOG.0b013e3182255999

Những điểm chính

  • Rau tiền đạo là rau bám vắt qua hoặc ở gần lỗ trong của cổ tử cung.

  • Nhau tiền đạo thường biểu hiện dưới dạng ra máu âm đạo không đau trong ba tháng thứ hai hoặc ba tháng thứ ba của thai kỳ, và nhau bong non thường liên quan đến đau tử cung và ấn đau ở tử cung; tuy nhiên, phân biệt trên lâm sàng thường không thể thực hiện được.

  • Nghĩ đến rau tiền đạo ở tất cả phụ nữ bị ra máu âm đạo trong ba tháng thứ hai hoặc ba tháng thứ ba của thai kỳ.

  • Đối với hầu hết các đợt chảy máu lần đầu tiên trước 36 tuần, hãy đề nghị điều trị ở bệnh viện, thay đổi hoạt động và không quan hệ tình dục.

  • Cân nhắc dùng corticosteroid để đẩy nhanh quá trình trưởng thành phổi của thai nhi nếu có thể phải sinh trước 34 tuần hoặc nếu xuất huyết xảy ra từ 34 đến 36 tuần ở những bệnh nhân không được dùng corticosteroid trước 34 tuần.

  • Mổ lấy thai được chỉ định khi mẹ hoặc thai nhi không ổn định hoặc nếu mẹ và thai nhi ổn định thì ở tuần thứ 36 đến 37 6/7.