Vãng khuẩn huyết ẩn và sốt không rõ căn nguyên ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ

TheoGeoffrey A. Weinberg, MD, Golisano Children’s Hospital
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 2 2024

Vãng khuẩn huyết ẩn là sự hiện diện của vi khuẩn trong máu trẻ nhỏ không có biểu hiện ổ nhiễm trùng rõ ràng và trông thể trạng tốt Chẩn đoán là do nuôi cấy máu và loại trừ nhiễm trùng cục bộ. Chẩn đoán là do nuôi cấy máu và loại trừ nhiễm trùng cục bộ. Điều trị bằng kháng sinh, nội trú hoặc ngoại trú; một số trẻ được chọn đang được điều trị chờ kết quả cấy máu.

Nguyên nhân, đánh giá, và quản lý vãng khuẩn huyết ẩn có thể thay đổi theo tuổi của trẻ và tình trạng tiêm chủng. Xem thêm Sốt ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ.

Trẻ em từ 3 đến 36 tháng tuổi

Trong thời kỳ trước khi có vắc-xin liên hợp, khoảng 3% đến 5% số trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi bị bệnh sốt (nhiệt độ > 38,5°C) và không có bất thường khu trú (tức là sốt không rõ nguyên nhân) có nhiễm khuẩn huyết tiềm ẩn. Ngược lại, trẻ em > 36 tháng với vãng khuẩn huyết gần như luôn có vẻ ốm và có một ở nhiễm trùng xác định (tức là không ẩn kín). Phần lớn (80%) của vãng khuẩn huyết ẩn trước khi chủng ngừa liên hợp thường quy là do Streptococcus pneumoniae. Một tỷ lệ nhỏ hơn (10%) là do Haemophilus influenzae tuýp b và thậm chí tỷ lệ còn nhỏ hơn (5%) do Neisseria meningitidis gây ra.

Hiện tại ở Hoa Kỳ và Châu Âu, việc tiêm chủng định kỳ cho trẻ sơ sinh bằng vắc xin liên hợp S. pneumoniaeH. influenzae tuýp b đã loại bỏ > 99% số trường hợp nhiễm H. influenzae tuýp b và giảm đáng kể ≥ 70% (tổng thể) và ≥ 90% (loại vắc xin) số trường hợp nhiễm S. pneumoniae xâm lấn. Do đó, trong nhóm tuổi này, bệnh nhiễm trùng máu trầm trọng đã trở nên hiếm hoi ngoại trừ trẻ em bị dị ứng hoặc không được miễn dịch, và ở trẻ bị suy giảm miễn dịch.

Ngay cả khi tỷ lệ nhiễm bệnh giảm, nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn xâm lấn (IBI) vẫn là mối lo ngại ở trẻ nhỏ bị sốt mà không rõ nguồn gốc hoặc vãng khuẩn huyết tiềm ẩn (1). IBI thường được định nghĩa là nhiễm trùng huyết, viêm màng nãonhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) nhưng cũng bao gồm viêm khớp do nhiễm trùngviêm tủy xương. Trong một nghiên cứu tiến cứu trên 203 trẻ từ 3 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi khỏe mạnh trước đây bị sốt cao (> 40,5°C) mà không có nguyên nhân, 99% trong số đó đã nhận được ít nhất 1 liều vắc-xin phế cầu khuẩn liên hợp, 3% có chẩn đoán vãng khuẩn huyết và 12% bị nhiễm trùng đường tiểu hoặc viêm phổi (1). Nhiễm trùng như vậy có thể được giảm thiểu bằng cách xác định sớm và điều trị bệnh nhiễm trùng máu. Khả năng tiến triển thành IBI phụ thuộc vào nguyên nhân: 7% đến 25% đối với vãng khuẩn huyết do H. influenzae tuýp b nhưng 4% đến 6% đối với vãng khuẩn huyết do S. pneumoniae gây ra.

Trẻ em < 3 tháng tuổi

Ngược lại, trẻ < 3 tháng tuổi có sốt vẫn tiếp tục có nguy cơ cao hơn bị SBI so với trẻ lớn hơn, khoảng 8% đến 10%. Trước đây, IBI ở trẻ nhỏ < 3 tháng tuổi thường do Streptococcus tan huyết beta nhóm B, S. pneumoniaeH. influenzae tuýp b. Tuy nhiên, điều trị dự phòng bằng hóa chất trong quá trình chuyển dạ ở phụ nữ mang thai có quần cư liên cầu khuẩn tan huyết beta nhóm B đã làm giảm > 80% số bệnh liên cầu khuẩn nhóm B khởi phát sớm (nhiễm trùng xảy ra ở < 7 ngày tuổi) (2). Ngoài ra, tiêm chủng liên hợp thông thường đã làm giảm sự quần cư của các anh chị lớn hơn được chủng ngừa S. pneumoniaeH. influenzae tuýp b, do đó tỷ lệ IBI do những sinh vật đó gây ra cũng giảm (khả năng miễn dịch theo quần thể). Cuối cùng, những cải thiện về an toàn thực phẩm cũng có thể làm giảm tỷ lệ nhiễm Listeria monocytogenes ở trẻ nhỏ.

Đáng chú ý là nhiễm trùng liên cầu nhóm B khởi phát muộn (nhiễm trùng xảy ra ở thời điểm > 7 ngày tuổi) không bị ảnh hưởng bởi điều trị dự phòng bằng hóa chất trong quá trình chuyển dạ và các bệnh do vi khuẩn nghiêm trọng khác như UTI (thường gặp nhất do Escherichia coli gây ra) và các trường hợp thỉnh thoảng vãng khuẩn huyết do SalmonellaStaphylococcus aureus tiếp tục là nguyên nhân quan trọng gây sốt mà không có nguồn gốc rõ ràng khi khám thực thể ở trẻ < 3 tháng tuổi.

Tỷ lệ vãng khuẩn huyết hiện nay ở trẻ từ 8 ngày đến 60 ngày tuổi bị sốt là gần 2% đến 5%, trái ngược với 8% đến 10% trước đây (3) và tỷ lệ lớn hơn là do nhiễm trùng đường tiểu hơn là do viêm màng não hoặc vãng khuẩn huyết không phân biệt.

Tài liệu tham khảo chung

  1. 1. Gangoiti I, Zubizarreta A, Elgoibar B, Mintegi S; Infectious Diseases Working Group, Spanish Society of Pediatric Emergencies (SEUP): Occult Bacteremia in Young Children with Very High Fever Without a Source: A Multicenter Study. Pediatr Infect Dis J 39(12):e462-e464, 2020. doi: 10.1097/INF.0000000000002891

  2. 2. Nanduri SA, Petit S, Smelser C, et al: Epidemiology of Invasive Early-Onset and Late-Onset Group B Streptococcal Disease in the United States, 2006 to 2015: Multistate Laboratory and Population-Based Surveillance. JAMA Pediatr 173(3):224-233, 2019. doi: 10.1001/jamapediatrics.2018.4826

  3. 3. Pantell RH, Roberts KB, Adams WG, et al: Evaluation and Management of Well-Appearing Febrile Infants 8 to 60 Days Old [published correction appears in Pediatrics. Tháng 11 năm 2021;148(5):]. Pediatrics 148(2):e2021052228, 2021 doi: 10.1542/peds.2021-052228

Triệu chứng và Dấu hiệu

Triệu chứng chính của vãng khuẩn huyết tiềm ẩn là sốt. Ở trẻ < 3 tháng tuổi, sốt cao được xác định là nhiệt độ 39°C ( 102,2°F) hoặc, theo hướng dẫn gần đây, 38,0°C ( 100,4°F) (1).

Theo định nghĩa, trẻ em có bệnh có ổ rõ ràng (ví dụ như ho, khó thở, và rale phổi cho thấy bệnh viêm phổi, da ban đỏ gợi ý viêm mo tế bào hoặc viêm khớp nhiễm khuẩn) được loại trừ (nghĩa là vì bệnh của đấy không phải ẩn).

Biểu hiện nhiễm độc (ví dụ như yếu ớt và thờ ơ, lơ mơ, dấu hiệu tưới máu kém, tím táu, giảm thông khí hoặc tăng thông khí phổi) gợi ý nhiễm khuẩn nhiễm khuẩn huyết hoặc sốc nhiễm khuẩn;vãng khuẩn ở trẻ em đó cũng không được phân loại là ẩn hoặc sốt hoặc không rõ căn nguyên. Tuy nhiên, nhiễm trùng giai đoạn sớm có thể khó phân biệt được với nhiễm khuẩn huyết bí.

Tài liệu tham khảo về các triệu chứng và dấu hiệu

  1. 1. Pantell RH, Roberts KB, Adams WG, et al: Evaluation and Management of Well-Appearing Febrile Infants 8 to 60 Days Old [published correction appears in Pediatrics. Tháng 11 năm 2021;148(5):]. Pediatrics 148(2):e2021052228, 2021 doi: 10.1542/peds.2021-052228

Chẩn đoán

  • Nuôi cấy máu

  • Cấy nước tiểu và xét nghiệm nước tiểu

  • Công thức máu và công thức bạch cầu

  • Các chất chỉ điểm viêm trong huyết thanh (protein phản ứng C [CRP], procalcitonin [PCT])

  • Tùy theo độ tuổi và tình trạng lâm sàng mà chọc dò tủy sống để xét nghiệm dịch não tủy

Chẩn đoán vãng khuẩn huyết cần phải nuôi cấy máu; lý tưởng nhất là 2 mẫu được lấy từ các vị trí riêng biệt, giúp làm giảm thiểu vấn đề kết quả dương tính giả do chất gây ô nhiễm trên da và kết quả sẽ có trong vòng 24 tiếng.

Các khuyến nghị về xét nghiệm và lựa chọn xét nghiệm khác nhau tùy theo độ tuổi, nhiệt độ và biểu hiện lâm sàng; mục tiêu là làm giảm thiểu việc kiểm tra mà không bỏ sót IBI. Trẻ em có ổ nhiễm trùng cũ hoặc khám thực thể được đánh giá dựa trên những kết quả đó.

Khi có sẵn, các xét nghiệm chẩn đoán nhanh enterovirus, vi rút hợp bào hô hấpvi rút cúm (ví dụ: bảng xét nghiệm PCR vi rút đường hô hấp) rất hữu ích trong việc đánh giá trẻ sơ sinh > 30 ngày tuổi bị sốt mà không có nguyên nhân rõ ràng, bởi vì trẻ sơ sinh có kết quả xét nghiệm dương tính với những loại vi rút này có thể bị sốt do vi rút đó và cần một vài hoặc không cần xét nghiệm IBI thêm. Ngoài ra còn có các xét nghiệm nhanh đối với các loại vi rút khác, nhưng chưa được nghiên cứu đầy đủ để biện minh cho việc sử dụng kết quả của các xét nghiệm đó để thay đổi xét nghiệm IBI. Không phải tất cả các nghiên cứu đều phát hiện ra rằng nhiễm vi rút làm giảm nguy cơ mắc IBI, đặc biệt ở trẻ < 30 ngày tuổi.

Ở trẻ sơ sinh mắc IBI, CBC thường cho thấy số lượng bạch cầu (WBC) tăng cao, nhưng số lượng bạch cầu trung tính tuyệt đối (ANC) mang tính dự đoán cao hơn. Nếu tăng cao, các chất chỉ điểm vều viêm CRP và PCT cũng có xu hướng chỉ ra IBI. Kết hợp giữa sốt, ANC tăng, CRP tăng và PCT tăng đã được sử dụng để dẫn hướng việc ra quyết định (liên quan đến nhập viện và sử dụng thuốc kháng sinh) cho trẻ đủ tháng có biểu hiện khỏe mạnh từ 8 ngày tuổi đến 60 ngày tuổi bị sốt (1, 2, 3).

Trẻ em từ 3 đến 36 tháng tuổi

Điều quan trọng cần lưu ý là bất kỳ trẻ sốt nào, bất kể tiền sử chủng ngừa, có biểu hiện nặng hoặc nhiễm độc cần phải đánh giá lâm sàng và các xét nghiệm đầy đủ (Công thức máu, nuôi cấy máu, nước tiểu, chọc CSF, và trong hầu hết các trường hợp, nhập viện với điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm). Trẻ sơ sinh sốt không được tiêm chủng, thiếu tiêm chủng và bị suy giảm miễn dịch ở độ tuổi này dễ bị IBI hơn so với các bạn cùng lứa và cũng thường yêu cầu đánh giá lâm sàng và xét nghiệm đầy đủ tương tự đối với IBI và kháng sinh theo kinh nghiệm. Trẻ em bị khó thở hoặc oxy bão hòa thấp cũng nên có X-quang ngực.

Ở trẻ 3 đến 36 tháng tuổi sốt đã được chủng ngừa trước đó từ biểu hện lâm sàng tốt (không biểu hiện nhiễm đọc), nguy cơ vãng khuẩn máu hiện nay ở mức thấp hoặc thậm chí thấp hơn tỷ lệ nuôi cấy máu dương tính giả do nhiễm bẩn từ da, dẫn đến nhiều chuyên gia bỏ qua cấy máu ở những trẻ enafy Tuy nhiên, xét nghiệm nước tiểu với kiểm tra vi thể và nuôi cấy nước tiểu thường được khuyến cáo nhưng không phải là xét nghiệm bổ sung (thí dụ, công thức máu, X-quang ngực). Tuy nhiên, xét nghiệm nước tiểu với kiểm tra vi thể và nuôi cấy nước tiểu thường được khuyến cáo nhưng không phải là xét nghiệm bổ sung (thí dụ, công thức máu, X-quang ngực). Mặc dù đại đa số những đứa trẻ này bị nhiễm vi rút, một số rất nhỏ trẻ có biểu hiện khỏe mạnh lại bị IBI sớm, vì vậy người chăm sóc cần phải được khuyên theo dõi các triệu chứng của trẻ, cho thuốc hạ sốt và theo dõi cùng với bác sĩ lâm sàng (bằng cách khám hoặc gọi điện thoại tùy theo hoàn cảnh và độ tin cậy của người chăm sóc) trong 24 tiếng đến 48 tiếng. Trẻ em có tình trạng xấu đi hoặc vẫn sốt sẽ phải làm xét nghiệm (ví dụ, công thức máu, cấy máu, có thể là chụp X-quang ngực hoặc chọc CSF).

Trẻ em < 3 tháng tuổi

Trẻ sơ sinh có biểu hiện nhiễm độc hoặc biểu hiện bệnh nặng cần được đánh giá lâm sàng ngay lập tức, lấy máu, nước tiểu và cấy dịch tủy sống và nhập viện để điều trị bằng kháng sinh theo kinh nghiệm. Không giống ở những trẻ lớn, ở những trẻ < 3 tháng tuổi, biểu hiện lâm sàng không độc hại thường không phải lý do để trì hoãn các xét nghiệm thường quy.

Các thuật toán đã được phát triển để giúp hướng dẫn đánh giá trẻ sơ sinh ở nhóm tuổi này. Các thuật toán cũ hơn (ví dụ: tiêu chuẩn Rochester) dựa trên sự kết hợp của tiêu chuẩn lâm sàng và xét nghiệm tiên nghiệm được phát triển một cách tùy tiện và được thử nghiệm trên một loạt lớn trẻ sơ sinh có sốt nhưng có vẻ ngoài khỏe mạnh. Các thuật toán này có độ nhạy chẩn đoán khiêm tốn đối với IBI (90% đến 95%) và quan trọng hơn là có giá trị tiên đoán âm tính rất cao (97% đến 99%). Do đó, các thuật toán này được sử dụng để dự đoán trẻ sơ sinh nào có nguy cơ mắc IBI thấp, cho phép trẻ được theo dõi an toàn mà không cần nhập viện hoặc dùng thuốc kháng sinh. Ưu điểm của các thuật toán này là tính đơn giản; nhược điểm là độ đặc hiệu tương đối thấp đối với IBI, có nghĩa là nhiều trẻ em không có IBI cuối cùng vẫn phải điều trị bằng thuốc kháng sinh. Ngoài ra, các thuật toán này đã được phát triển trong thời đại có tỷ lệ vãng khuẩn huyết và viêm màng não do vi khuẩn cao hơn, trước khi bắt đầu tiêm chủng liên hợp theo thường quy, vì vậy các thuật toán có thể không còn chính xác trong thời đại hiện nay.

Các thuật toán mới hơn để phát hiện IBI đã được phát triển dựa trên các quy tắc dự đoán dựa trên dữ liệu được phân tích bằng các kỹ thuật mô hình thống kê phức tạp và tính đến sự thay đổi dịch tễ học của các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn ở trẻ sơ sinh (nghĩa là tỷ lệ vãng khuẩn huyết cao hơn trong nhóm bệnh nhân được tiêm chủng sẽ dẫn đến kết quả từ UTI do Escherichia coli hơn là nhiễm phế cầu khuẩn). Nhấn mạnh nhiều hơn vào độ nhạy và độ đặc hiệu của chẩn đoán đã được xem xét để tối đa hóa chẩn đoán chính xác và làm giảm thiểu việc điều trị không cần thiết cho trẻ sơ sinh không có IBI. Cuối cùng, các thuật toán mới hơn có tính đến những tiến bộ trong xét nghiệm chẩn đoán và xác định mầm bệnh. Một lợi thế là tăng độ nhạy cho IBI; một nhược điểm đáng chú ý là sự phức tạp tăng lên đáng kể của các hướng dẫn lâm sàng cho việc ra quyết định.

Nhiều bệnh viện nhi ở Hoa Kỳ đang sử dụng các thuật toán mới hơn này. Hướng dẫn của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ năm 2021 về đánh giá và quản lý trẻ sơ sinh từ 8 ngày tuổi đến 60 ngày tuổi có biểu hiện sốt phân tầng trẻ thành 3 thuật toán dựa trên độ tuổi: trẻ sơ sinh từ 8 ngày tuổi đến 21 ngày tuổi, trẻ sơ sinh từ 22 ngày tuổi đến 28 ngày tuổi và trẻ sơ sinh từ 29 ngày tuổi đến 60 ngày tuổi (1).

Các định nghĩa mới về các chất chỉ điểm viêm bất thường cũng giúp bác sĩ lâm sàng đưa ra quyết định liên quan đến việc nhập viện, sử dụng thuốc kháng sinh hoặc cả hai (1, 2, 3). Định nghĩa nguy cơ cao bao gồm những bệnh nhân có các yếu tố sau (1, 2, 3):

  • Bất thường dịch não tủy

  • Sốt 38,0°C ( 100,4°F)

  • CRP > 2 mg/dL (> 20 mg/L)

  • PCT > 0,5 ng/mL (> 0,5 mcg/L)

  • ANC > 4000/mcL (> 4 × 109/L) khi sử dụng kết hợp với PCT, hoặc > 5200/mcL (> 5,2 × 109/L) nếu không có PCT huyết thanh

Tài liệu tham khảo chẩn đoán

  1. 1. Pantell RH, Roberts KB, Adams WG, et al: Evaluation and Management of Well-Appearing Febrile Infants 8 to 60 Days Old [published correction appears in Pediatrics. Tháng 11 năm 2021;148(5):]. Pediatrics 148(2):e2021052228, 2021 doi: 10.1542/peds.2021-052228

  2. 2. Kuppermann N, Mahajan P, Dayan PS: Fever, Absolute Neutrophil Count, Procalcitonin, and the AAP Febrile Infant Guidelines. Pediatrics151(2):e2022059862, 2023 doi: 10.1542/peds.2022-059862

  3. 3. Yaeger JP, Richfield C, Schiller E, et al: Performance of AAP Clinical Practice Guideline for Febrile Infants at One Pediatric Hospital. Hosp Pediatr 13(3):e47-e50, 2023. doi: 10.1542/hpeds.2022-006820

Điều trị

  • Kháng sinh (theo kinh nghiệm, đối với một số bệnh nhân đang chờ kết quả nuôi cấy, cũng như đối với những bệnh nhân có cấy dương tính)

  • Thuốc hạ sốt vì khó chịu

  • Bù đủ dịch (vì tăng mất dịch với sốt và có thể bị biếng ăn); bù dịch đường uống nếu có thể, không nên bù đường truyền tĩnh mạch.

Trẻ em nhận được kháng sinh trước khi vãng khuẩn huyết được khẳng định bằng cách nuôi cấy máu dường như ít tiến triển nhiễm trùng tại chỗ, nhưng dữ liệu không nhất quán. Tuy nhiên, do tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết nói chung thấp, nhiều trẻ sẽ được điều trị không cần thiết nếu tất cả những trẻ được xét nghiệm được điều trị theo kinh nghiệm. Như trên, quản lý khác nhau theo tuổi tác và các yếu tố lâm sàng khác.

Bất kể độ tuổi, tất cả trẻ em đều được đánh giá lại sau 24 tiếng khi khám lâm sàng lặp lại hoặc đối với những trẻ được chọn tùy theo độ tuổi và hoàn cảnh lâm sàng, bằng một cuộc gọi điện thoại. Những người bị sốt dai dẳng hoặc có máu hoặc nước tiểu dương tính chưa điều trị đã có nhiều lần cấu máu hơn và được nhập viện để đánh giá tình trạng nhiễm trùng huyết và điều trị kháng sinh đường tiêm. Nếu dấu hiệu ổ nhiễm trùng mới được tìm thấy khi tái khám, đánh giá và điều trị được dựa vào những xét nghiệm.

Trẻ em từ 3 đến 36 tháng tuổi

Thuốc hạ sốt trong liều lượng dựa trên trọng lượng được đưa ra. Thuốc kháng sinh không được cho trừ khi cấy máu dương tính. Nếu xét nghiệm nước tiểu và cấy nước tiểu gợi ý nhiễm trùng đường tiểu, trẻ em biểu hiện tốt có thể được uống kháng sinh cho nhiễm khuẩn đường tiểu trẻ em như bệnh nhân ngoại trú; trường hợp khác (ví dụ như những người bị bệnh nặng hơn; những trẻ không được theo dõi đầy đủ) có thể cần nhập viện để dùng kháng sinh đường tiêm.

Trẻ em < 3 tháng tuổi

Hướng dẫn năm 2021 của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ đề xuất rằng tất cả trẻ sơ sinh từ 8 ngày tuổi đến 21 ngày tuổi có sốt đang được đánh giá về IBI cần phải được nhập viện và cho dùng thuốc kháng sinh qua đường tiêm, đồng thời những trẻ có yếu tố nguy cơ nhiễm vi rút herpes simplex (HSV) cũng cần phải được dùng acyclovir qua đường tiêm. (1).

Các hướng dẫn gợi ý rằng nên thực hiện chọc dò tủy sống để chẩn đoán, cấy máu và cấy nước tiểu và nên tìm kiếm nồng độ chất chỉ điểm viêm ngay cả khi nhập viện thường quy.

Đối với trẻ sơ sinh từ 22 ngày tuổi đến 60 ngày tuổi, các quyết định liên quan đến điều trị nội trú hay chăm sóc tại nhà và sử dụng thuốc kháng sinh hoặc điều trị theo dự kiến đều dựa trên kết quả xét nghiệm nước tiểu bất thường, các chất chỉ điểm về viêm và nếu được thực hiện, kết quả chọc dò tủy sống.

Các hướng dẫn lâm sàng hiện tại có thể sẽ tiếp tục được điều chỉnh do khả năng IBI và dịch tễ học là nguyên nhân gây ra thay đổi IBI, đồng thời khi có nhiều dữ liệu tích lũy hơn về các yếu tố dự đoán IBI dựa trên sự kết hợp của các dấu hiệu lâm sàng và chất chỉ điểm xét nghiệm.

Tài liệu tham khảo về điều trị

  1. 1. Pantell RH, Roberts KB, Adams WG, et al: Clinical Practice Guideline: Evaluation and Management of Well-Appearing Febrile Infants 8 to 60 Days Old. Pediatrics 148(2):e2021052228, 2021 doi: 10.1542/peds.2021-052228

Những điểm chính

  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ < 36 tháng tuổi có sốt, đã được chủng ngừa thích hợp bằng vắc xin H. influenzae tuýp b và phế cầu khuẩn liên hợp, có sức khỏe tốt và không có ổ nhiễm trùng rõ ràng, ít có khả năng bị vãng khuẩn huyết tiềm ẩn hoặc nhiễm vi khuẩn xâm lấn (IBI; ví dụ, nhiễm trùng huyết, viêm màng não).

  • Sử dụng phương pháp nuôi cấy máu (2 mẫu từ 2 vị trí riêng biệt) để chẩn đoán nhiễm trùng huyết trầm trọng ở trẻ sốt.

  • Tất cả trẻ sơ sinh < 36 tháng tuổi có sốt cần phải được đánh giá về nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) bằng xét nghiệm nước tiểu và cấy nước tiểu vì UTI hiện là nguyên nhân phổ biến nhất gây IBI kèm theo sốt.

  • Trẻ có biểu hiện nhiễm độc (và có lẽ tất cả trẻ sốt ở độ tuổi < 1 tháng tuổi) cũng cần có nuôi cấy máu và dịch tủy sống và nhập viện để điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm.

  • Ở trẻ em từ 3 đến 36 tháng có nhiệt độ ≥ 39°C và đã được chủng ngừa thích hợp, việc kiểm tra ngoài nước tiểu không được chỉ định cho những bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng tốt; những bệnh nhân khác cần được chỉ định dựa trên kết quả đánh giá lâm sàng và các tình huống khác (ví dụ, xét nghiệm virut cúm, virus hợp vào hô hấp và enterovirus trong những mùa thích hợp).

  • Ở trẻ sơ sinh < 3 tháng tuổi có nhiệt độ ≥ 38° C, biểu hiện lâm sàng tốt không loại trừ hoàn toàn IBI, do đó xét nghiệm, bao gồm phân tích nước tiểu, công thức máu kèm theo công thức bạch cầu, cấy máu và cấy nước tiểu, chọc dò tủy sống (đặc biệt là đối với trẻ nhỏ nhất), protein phản ứng C trong huyết thanh và, nếu có, procalcitonin huyết thanh (và có thể xét nghiệm vi rút nhanh để tìm vi rút cúm, vi rút hợp bào hô hấp và enterovirus hoặc bảng xét nghiệm PCR) được chỉ định cho tất cả những trẻ trong độ tuổi này.