Cách băng ngón chân bằng băng Buddy-Tape

TheoJames Y. McCue, MD, University of Washington
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 11 2023

Băng Buddy ngón chân nẹp động ngón chân bị thương vào một ngón chân bình thường liền kề.

Trong buddy-taping, một ngón chân cần phải bất động (ví dụ: vì chấn thương hoặc biến dạng) được gắn với một ngón liền kề, không bị tổn thương, giúp có được sự căn chỉnh và một số mức độ hỗ trợ và bảo vệ.

Chỉ định băng ngón chân bị thương vào ngón chân bên cạnh

  • Bong gân, trật khớp hoặc gãy xương ngón chân

  • Rối loạn cấu trúc ngón chân (ví dụ, hạn chế ngón chân cái)

Chống chỉ định băng ngón chân bị thương vào ngón chân bên cạnh

Chống chỉ định tuyệt đối

  • Gãy xương hở

Chống chỉ định tương đối

  • Một số trường hợp gãy ngón chân cái (một số trường hợp cần cố định)

Biến chứng của băng ngón chân bị thương vào ngón chân bên cạnh

  • Da bị tổn thương do thiếu lớp đệm và ẩm ướt giữa các ngón chân

  • Tổn thương mạch máu, thường do áp quá chặt

Thiết bị trong băng ngón chân bị thương vào ngón chân bên cạnh

  • Bông hoặc gạc để đệm

  • Băng dính 1,25 đến 2,5 cm (½ đến 1 inch)

  • Đôi khi nẹp ngón chân có sẵn trên thị trường

Cân nhắc bổ sung của băng ngón chân bị thương vào ngón chân bên cạnh

  • Trật khớp nên được nắn chỉnh. Hầu hết các trường hợp gãy ngón chân không cần nắn chỉnh. Gãy xương đốt ngón đầu gần của ngón chân cái thường cần cố định; buddy-taping là không đủ.

Xác định tư thế trong băng ngón chân bị thương vào ngón chân bên cạnh

  • Bệnh nhân ở tư thế ngồi trên ghế hoặc nằm ngửa trên bàn khám.

Mô tả từng bước trong băng ngón chân bị thương vào ngón chân bên cạnh

  • Cho bệnh nhân dùng thuốc giảm đau đầy đủ.

  • Chèn đệm bông gòn hoặc gạc vào giữa các ngón chân bị nẹp để ngăn không cho da bị ướt giữa các ngón chân.

  • Dán băng dính quanh cả hai ngón chân để buộc ngón chân bị thương với ngón chân không bị thương.

  • Kiểm tra cảm giác đầu xa và thời gian làm đầy mao mạch.

Chăm sóc sau băng ngón chân bị thương vào ngón chân bên cạnh

  • Cung cấp hoặc kê đơn giày có đế cứng (giày sau phẫu thuật) để tạo điều kiện thuật lợi cho việc dồn sức nặng lên và di chuyển khi thích hợp.

  • Cân nhắc đi nạng nếu việc dồn sức nặng gây cơn đau đáng kể.

  • Sắp xếp hoặc đề nghị lần khám theo dõi thích hợp.

  • Yêu cầu bệnh nhân giữ băng khô ráo để tránh làm tổn thương da và thay băng nếu băng bị ướt.

  • Cho bệnh nhân nâng chi bị thương cao hơn tim khi đang ngồi hoặc khi nghỉ ngơi.

  • Cho bệnh nhân thay băng và gạc 2 ngày một lần.

  • Bảo bệnh nhân chườm đá lạnh khi cần thiết.

Cảnh bảo và lỗi thường gặp trong băng ngón chân bị thương vào ngón chân bên cạnh

  • Không băng các ngón chân quá chặt hoặc băng dính lên các khớp.