Thuốc dùng để điều trị bệnh tăng nhãn áp

Thuốc

Liều/Tần suất

Cơ chế hoạt động của mắt

Bình luận

Các chất tương tự prostaglandin (thuốc tra)

Bimatoprost

1 giọt khi đi ngủ

Tăng thoát thủy dịch qua màng bồ đào củng mạc thay vì thay đổi đường thoát thông thường qua bè củng giác mạc

Tăng sắc tố của mống mắt và da

Có thể làm nặng lên tình trạng viêm màng bồ đào

Lông mi dài và dày đặc

Đau cơ, khớp, và đau lưng

Phát ban

Latanoprost

1 giọt khi đi ngủ

Tafluprost

1 giọt khi đi ngủ

Travoprost

1 giọt khi đi ngủ

Thuốc chẹn beta (thuốc tra)

Timolol

1 giọt một hoặc hai lần một ngày

Giảm sản xuất thủy dịch; không ảnh hưởng tới kích thước đồng tử

Tác dụng phụ toàn thân (ví dụ, co thắt phế quản, trầm cảm, mệt mỏi, nhầm lẫn, rối loạn chức năng cương dương, rụng tóc, nhịp tim chậm)

Có thể tiến triển nặng và bị nhầm với quá trình lão hóa hoặc các bệnh lý khác

Betaxolol

1 giọt một hoặc hai lần một ngày*

Carteolol

1 giọt một hoặc hai lần một ngày

Levobetaxolol

1 giọt hai lần mỗi ngày*

Levobunolol

1 giọt một hoặc hai lần một ngày

Metipranolol

1 giọt một hoặc hai lần một ngày

Ức chế men anhydrase cacbonic (uống hoặc dùng đường tĩnh mạch)

Acetazolamide

125–250 mg uống bốn lần một ngày (hoặc 500 mg uống hai lần một ngày với viên nang phóng thích kéo dài) hoặc 500 mg IV liều duy nhất để hạ thấp cấp tính

Giảm sản xuất thủy dịch

Dùng để điều trị hỗ trợ

Gây mệt mỏi, thay đổi khẩu vị, chán ăn, trầm cảm, dị cảm, bất thường điện giải, sỏi thận, và biến đổi thành phần máu

Có thể là buồn nôn, tiêu chảy, giảm cân

Methazolamide

25-50 mg đường uống 2 hoặc 3 lần mỗi ngày

Ức chế anhydrase cacbonic (thuốc tra)

Brinzolamide

1 giọt hai hoặc 3 lần/ngày

Giảm sản xuất thủy dịch

Nguy cơ thấp về các ảnh hưởng toàn thân, nhưng có thể gây ra mùi vị xấu trong miệng và/hoặc phát ban

Dorzolamide

1 giọt hai hoặc 3 lần/ngày

Chất ức chế Rho kinase 

Netarsudil

1 giọt khi đi ngủ

Tăng lưu lượng nước thông thường

Có thể xuất hiện tăng kết mạc (đỏ), xuất huyết giác mạc, xuất huyết dưới kết mạc

Co đồng tử, tác động trực tiếp (chủ vận cholinergic, thuốc tra)†

Carbachol

1 giọt hai hoặc 3 lần/ngày

Gây co đồng tử, tăng thoát thủy dịch

Hiệu quả dùng đơn độc thấp hơn so với chẹn beta

Co thể cần dùng bổ sung trên những bệnh nhân có đồng tử nhiều sắc tố

Cản trở thích nghi tối

Pilocarpine

1 giọt hai đến bốn lần một ngày

Co đồng tử, gián tiếp tác dụng (Ức chế cholinesterase, thuốc tra)†

Echothiophate iốt

1 giọt một hoặc hai lần một ngày

Gây ra co đồng tử, tăng lưu thông thủy dịch

Tác dụng rất dài: Ức chế không thể đảo ngược; có thể gây đục thủy tinh thể và bong võng mạc; nên tránh sử dụng ở glôcôm góc đóng vì tác dụng co đồng tử mạnh; cản trở thích nghi tối

Tác dụng toàn thân (ví dụ như đổ mồ hôi, nhức đầu, run rẩy, tăng tiết nước bọt, tiêu chảy, chuột rút bụng, buồn nôn) thường gặp hơn là thuốc co đồng tử tác dụng trực tiếp

Có thể vẫn là một lựa chọn trong bệnh nhân đã thay thủy tinh thể

Thuốc lợi tiểu thẩm thấu (uống, IV)‡

Glycerin

uống 1-1,5 g/kg (có thể lặp lại 8-12 giờ sau)

Gây tăng áp lực thẩm thấu trong huyết tương giúp hút dịch từ trong mắt

Dùng trong glôcôm góc đóng cấp tính

Có tác dụng phụ có hệ thống

Hiếm khi gây xuất huyết não và suy tim cấp, mất bù

Không có hiệu quả ở những bệnh nhân suy thận vừa và nặng

Mannitol

Dùng đường tĩnh mạch 0,5-2,0 g/kg trên 30-45 phút (có thể lặp lại 8-12 giờ sau)

Chất chủ vận adrenergic chọn lọc alpha-2các (thuốc tra)

Apraclonidine

1 giọt hai đến 3 lần/ngày

Giảm sản xuất thủy dịch; có thể tăng thoát thủy dịch qua màng bồ đào củng mạc; có thể gây giãn đồng tử

Với apraclonidine, tỷ lệ phản ứng dị ứng và nhờn thuốc cao; ít gặp hơn với brimonidine, tuy nhiên brimonidine lại có thể gây khô miệng và chống chỉ định ở trẻ < 2 tuổi

Các ảnh hưởng hệ thống (ví dụ, tăng huyết áp, nhịp tim nhanh) ít gặp hơn so với các thuốc chủ vận không chọn lọc

Brimonidine

1 giọt hai đến 3 lần/ngày§‡

* Chọn lọc beta-1.

† Hiếm khi sử dụng thuốc co đồng tử.

‡ Chỉ sử dụng cấp tính.

§Chọn lọc trên alpha-2 hơn là apraclonidine.

Trong các chủ đề này