Những dấu hiệu lâm sàng cho thấy tổn thương thần kinh ngoại biên*

Dấu hiệu

Nguyên nhân cần xem xét

Tổn thương đối xứng, lan tỏa

Rối loạn lan tỏa (ví dụ chuyển hóa độc chất, di truyền, truyền nhiễm, hoặc viêm, hầu hết các bệnh lý qua trung gian miễn dịch)

Tổn thương một bên

Các rối loạn tập trung (ví dụ, Bệnh đơn dây thần kinh, Bệnh của đám rối)

Tổn thương cục bộ ở một hoặc nhiều cấu trúc của hệ thống thần kinh ngoại biên (ví dụ, rễ thần kinh, thần kinh sống, đám rối thần kinh, dây thần kinh ngoại vi đơn độc, ≥ 2 dây thần kinh riêng rẽ trong các khu vực riêng biệt [bệnh nhiều dây thần kinh đơn])

Một hoặc nhiều tổn thương trong cấu trúc hệ thần kinh ngoại biên

Sự giảm chi phối thần kinh kiểu đi găng

Bệnh đa dây thần kinh ngoại vi lan tỏa, có thể là tổn thương sợi trục

Yếu không đối xứng của các cơ gốc chi (ví dụ: khó khăn khi leo cầu thang hoặc chải tóc) không có rối loạn về cảm giác

Rối loạn chức năng cơ lan tỏa, như xảy ra trong các bệnh cơ lan tỏa

Có thể là các bệnh lý ở bản vận động thần kinh cơ nếu cử động mắt bị ảnh hưởng

Yếu cơ mạn tính tiến triển đến cả các cơ ngọn chi, không có rối loạn cảm giác

Bệnh thần kinh vận động

Tê, đau nhói và/hoặc dị cảm với yếu vận động và giảm phản xạ

Thoái hóa myelin

Yếu cơ gốc chi và ngọn chi đi kèm teo cơ tối thiểu

Thoái hóa myelin đa dây thần kinh mắc phải

Mất cảm giác đau và cảm giác nhiệt; đau với cảm giác bỏng rát

Yếu đến teo cơ; bất thường phản xạ nhẹ, thường ở ngọn chi hơn gốc chi

Tổn thương mạch máu (ví dụ,viêm mạch, thiếu máu cục bộ, các trạng thái tăng đông)

* Bệnh lý tế bào thần kinh vận động dưới (ví dụ: teo cơ cột sống) về mặt kỹ thuật liên quan đến hệ thần kinh trung ương vì thân tế bào của tế bào thần kinh vận động (tế bào sừng trước) nằm ở tủy sống.

CNS = hệ thần kinh trung ương.