Một vài nguyên nhân gây đau tại chi không do chấn thương

Nguyên nhân

Những phát hiện gợi ý

Tiếp cận chẩn đoán

Hệ cơ xương khớp và mô mềm

Viêm mô tế bào

Ban đỏ khu trú (hoặc màu sẫm hơn trên da sẫm), nóng, ấn đau, sưng

Đôi khi sốt

Đánh giá lâm sàng

Đôi khi cần cấy máu và cấy bệnh phẩm tại mô (khi bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch)

Nhiễm trùng mô mềm sâu (ví dụ, hoại tử cơ, nhiễm trùng dưới da hoại tử)

Đau sâu, liên tục và không mang tính đối xứng, đau liên tục.

Ban đỏ (hoặc màu sẫm hơn trên da sẫm), nóng, ấn đau, sưng căng, sốt

Đôi khi có biểu hiện tràn khí dưới da, dịch tiết mùi hôi, có tổn thương bọng nước hoặc hoại tử, có biểu hiện nhiễm độc hệ thống (ví dụ, mê sảng, nhịp nhanh, nhợt nhạt, sốc)

Cấy máu và cấy bệnh phẩm tại mô

Chụp X-quang

Đôi khi cần chụp MRI

Viêm xương tủy

Đau sâu, liên tục, thường đau về đêm

Dễ gãy xương, có thể sốt

Các yếu tố nguy cơ thường gặp (ví dụ: suy giảm miễn dịch, sử dụng ma túy bất hợp pháp qua đường tiêm truyền, nguồn lây nhiễm lân cận hoặc từ xa)

Chụp X-quang, chụp MRI và/hoặc chụp CT 

Đôi khi cần cấy xương

U xương (nguyên phát hoặc di căn)

Đau sâu, liên tục, thường đau về đêm

Dễ tổn thương xương

Tiền sử đã được chẩn đoán ung thư

Chụp X-quang, chụp MRI và/hoặc chụp CT

Mạch máu

Huyết khối tĩnh mạch sâu

Sưng, thường nóng và/hoặc đỏ, đôi khi có giãn tĩnh mạch

Thường có các yếu tố nguy cơ (ví dụ, trạng thái tăng đông, phẫu thuật gần đây hoặc bất động, ung thư)

siêu âm

Đôi khi đo D-dimer

Ứ trệ tuần hoàn tĩnh mạch mạn tính

Cảm giác khó chịu, sưng, nóng, đỏ tại phần ngọn chi.

Đôi khi có loét nông

Đánh giá lâm sàng

Thiếu máu cục bộ cấp tính (thường là do thuyên tắc động mạch, bóc tách thành động mạch hoặc huyết khối nhưng đôi khi do huyết khối tĩnh mạch chậu-đùi lớn làm tắc nghẽn hoàn toàn lưu lượng máu ở chi)

Đau đột ngột, dữ dội

Triệu chứng thiếu máu cục bộ tại chi (ví dụ: sờ lạnh, sắc nhợt nhạt, mất mạch, thời gian đổ đầy mao mạch kéo dài)

Đôi khi có những biểu hiện thiếu máu mạn tính trên da (teo da, rụng lông, sắc nhợt, loét)

Sau vài giờ, xuất hiện các tổn thương thần kinh và thay đổi trương lực cơ

Đôi khi bệnh nhân đã có tiền sử bệnh lý mạch máu ngoại vi

Chụp mạch ngay lập tức

Bệnh động mạch ngoại vi

Đau ngắt quãng, xuất hiện khi đi lại nhiều và đỡ khi nghỉ ngơi (đau cách hồi), đôi khi có biểu hiện đau tăng lên khi nâng cao chân ngay cả khi nghỉ ngơi.

Chỉ số huyết áp cổ chân-cánh tay thấp, thay đổi da do thiếu máu cục bộ mạn tính

siêu âm

Đôi khi cần chụp mạch

Thần kinh

Bệnh lý đám rối thần kinh (đám rối cánh tay hoặc thắt lưng)

Thường yếu, thường giảm phản xạ

Đôi khi có biểu hiện tê dọc theo vùng chi phối của đám rối

Thường dùng các nghiệm pháp thăm dò điện sinh lý chẩn đoán (điện cơ và đo tốc độ dẫn truyền thần kinh)

Đôi khi cần chụp MRI

Hội chứng lối thoát ngực

Đau và dị cảm từ cổ hoặc vai lan tới giữa cánh tay và bàn tay

Đánh giá lâm sàng

Đôi khi, xét nghiệm điện chẩn đoán và/hoặc MRI

Bệnh lý rễ thần kinh (thoát vị đĩa đệm hoặc gai xương)

Đau đôi khi đi kèm rối loạn cảm giác tại vùng da chi phối của rễ thần kinh bị tổn thương, thường tăng lên khi vận động

Thường có đau cổ hoặc đau lưng

Thường có yếu cơ và giảm phản xạ gân xương theo tiết đoạn thần kinh của vùng rễ đó chi phối

Thường chụp MRI

Đôi khi đo điện cơ và vận tốc dẫn truyền thần kinh

Đau do tổn thương đa dây thần kinh (ví dụ: bệnh lý thần kinh do rượu)

Đau mạn tính, cảm giác đau nóng rát, thường ở cả hai tay hoặc cả hai chân

Đôi khi có các rối loạn cảm như giảm cảm giác, tăng cảm giác, và/hoặc loạn cảm đau

Đánh giá lâm sàng

Đôi khi đo điện cơ và vận tốc dẫn truyền thần kinh

Hội chứng đau cục bộ phức tạp (CRPS)

Đau nóng rát, tăng cảm giác, loạn cảm đau, rối loạn vận mạch

Thường có tiền sử chấn thương trước đó

Đánh giá lâm sàng

Khác

Hội chứng vành cấp (gây đau cánh tay phóng chiếu)

Khám lâm sàng chưa cho thấy các biểu hiện có tổn thương tại chỗ; ngoài ra, có một số dấu hiệu gợi ý khác (tiền sử bệnh mạch vành, vã mồ hôi và/hoặc có kèm theo khó thở)

Điện tâm đồ và xét nghiệm troponin huyết thanh

Đôi khi cần tiến hành các thử nghiệm gắng sức hoặc chụp mạch vành

Hội chứng đau cân cơ

Đau mạn tính dọc theo một dải cơ, đau tăng khi vận động và khi ấn lên điểm khởi phát đau (nằm ngoài vùng đau)

Đánh giá lâm sàng

Trong các chủ đề này